15:09 ICT Chủ nhật, 13/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 662

Máy chủ tìm kiếm : 79

Khách viếng thăm : 583


Hôm nayHôm nay : 110824

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2200088

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61958822

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học

Quang cao giua trang
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Chúng ta đang thiếu lòng tự trọng?!

“Nguyên nhân lớn nhất là lãnh đạo các anh không nhận thấy trách nhiệm của mình, coi chuyện mất cắp chỉ bình thường như cháy nhà hàng xóm, không cảm thấy nhục, xấu hổ. Bao giờ các ông còn vô cảm, không thấy nhục khi khách quốc tế đến bị mất cắp, thì mất cắp chưa giảm được. Các ông phải xấu hổ, phải thấy sỉ nhục từ ông Thanh trở xuống. Phải có lòng tự trọng của một đất nước là điểm đến hòa bình, sao lại để khách phải nơm nớp lo sợ khi bị ăn cắp vặt”.

* Hình minh họa (Sưu tầm internet)

ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY

Định hướng tương lai (ĐHTL) của của học sinh, sinh viên (HS,SV) là một trong những khía cạnh hết sức quan trọng trong định hướng giá trị. ĐHTL là mục đích của cuộc sống mà mỗi người, mỗi dân tộc khát khao muốn đạt được. Để hướng tới mục đích đó, cần phải có kế hoạch hành động để vươn tới. ĐHTL của mỗi người là lý tưởng sống vươn lên, lý tưởng sống của HS, SV hiện nay là phấn đấu học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực cần thiết nhằm thực hiện lý tưởng và ĐHTL của mình. Vậy hiện nay HS, SV nhận thức, dự định và có những hành động gì cho tương lai của mình? Những kiến thức, kỹ năng gì cần thiết được HS, SV đề cao coi trọng? v.v… là những câu hỏi cần được giải đáp.

ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Đề án về phát triển nghề CTXH (NCTXH) giai đoạn 2010-2020 xác định: “trong giai đoạn 2010 - 2020, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH”. Đây là mục tiêu rất thiết thực phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam song thực hiện nó không phải đơn giản.

MỔ XẺ NHỮNG “VẤN ĐỀ” CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

MỔ XẺ NHỮNG “VẤN ĐỀ” CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Xã hội càng phát triển thì những vấn đề xã hội mới càng nảy sinh đòi hỏi những kiến giải khoa học. Thanh niên là nhóm xã hội chịu sự tác động mạnh mẽ của những biến đổi xã hội. Trong quá trình biến đổi xã hội luôn có sự đan xen giữa những giá trị cũ, mới do vậy ở thanh niên luôn xuất hiện nhiều “vấn đề” mới cần được “mổ xẻ”, nghiên cứu để định hướng, điều chỉnh hoặc đề xuất những kiến giải khoa học phù hợp với sự phát triển của xã hội.

* Hình minh họa (Sư tầm internet)

Vấn đề định hướng thông tin cho học sinh, sinh viên Việt Nam hiện nay

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên (HS,SV) tiếp cận với nhiều nguồn thông tin đa dạng, đa chiều qua hệ thống truyền thông, đặc biệt là internet góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt. Song, điều đó cũng tác động không nhỏ đến nhận thức, niềm tin, mục tiêu, định hướng giá trị và cách thức hành động của HS, SV. Với đặc trưng lứa tuổi, HS, SV phát triển chưa hoàn thiện lại khá nhạy cảm với các vấn đề chính trị xã hội, đặc biệt là những vấn đề tiêu cực, gây bức xúc trong đời sống xã hội. Do vậy, cần định hướng thông tin cho HS,SV để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm xã hội đặc thù này.

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Hòa hợp dân tộc – Cần “một điểm đột phá”!

Tại sao với ngoại bang như Pháp, Mỹ… nay đã thành bè bạn, nắm được tay nhau mà với đồng bào mình sao vẫn còn khó thế? Có lẽ đã đến lúc cần “một điểm đột phá” như mong muốn của Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết...

Ảnh minh họa

Giáo dục hiện nay và yêu cầu đổi mới

Trong những năm qua việc đổi mới giáo dục tuy đã được tiến hành, nhưng thiếu đồng bộ, còn chắp vá và chưa tương xứng với yêu cầu. Không phải không có những lúc tồn tại bất cập lớn giữa yêu cầu phải đổi mới với năng lực tiến hành đổi mới của ngành Giáo dục & Đào tạo.

* Hình minh họa (Sư tầm internet)

VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU KHI TỐT NGHIỆP - MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI NAN GIẢI

Thất nghiệp trong giới trẻ tăng cao đang trở thành một vấn đề nan giải trên toàn cầu đến nỗi, Bộ trưởng Việc làm của Anh Quốc, ông Chris Graling mới đây đã phải gọi đó là “những quả bom nổ chậm”. Ở Việt Nam vấn đề việc làm cho sinh viên (SV) sau khi ra trường cũng luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là các bạn trẻ vừa rời ghế giảng đường.

* Hình minh họa (Sư tầm internet)

Công tác xã hội trong chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam

“90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được phục hồi chức năng luân phiên tại các cơ sở bảo trợ xã hội; 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ CTXH khác” là mục tiêu của Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu dự án này còn khá nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết.

* Hình minh họa (Sư tầm internet)

XÂY DỰNG THÓI QUEN ĐỌC SÁCH CHO TRẺ TỪ GIA ĐÌNH

Đọc sách là một cách thưởng thức văn hóa có chiều sâu, là phương cách tốt nhất để làm giàu vốn liếng ngôn từ, tri thức cho con trẻ. Đọc không những giúp trẻ em phát triển trí tuệ và khả năng sáng tạo mà còn giúp trẻ biết “yêu thương” và “chia sẻ”, giúp trẻ “nhận biết thế giới” và phát triển, hình thành nhân cách. Để có những thế hệ yêu mến sách, say mê đọc sách cần phát huy vai trò của gia đình trong việc xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em.

* Hình minh họa (Sư tầm internet)

Mẹ tôi

Tôi còn nhớ mãi những ngày thơ bé. Cái ngày tôi lên 4 và em tôi mới lên 2 tuổi. Mẹ đưa tôi đi học. Đường từ nhà đến lớp xa. Sợ con mỏi chân mẹ đã lấy quang gánh đặt tôi một bên em tôi một bên rồi gánh đi. Tôi còn nhớ rất rõ mẹ lấy thêm hai hòn gạch để vào bên thúng em ngồi để gánh cho cân. Ngày đó tôi thật ngây ngô thấy thế lại cười. Đến nhà trẻ mẹ gửi em cho các bà rồi dắt tôi đến mẫu giáo. ở lớp, tôi cùng các bạn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích thật hay, được chơi đồ hàng, được học số học chữ... Tôi làm sao quên được mỗi buổi chiều ba mẹ con lại ra cổng đón bố về. Bố dạy học ở trường cấp hai trên huyện, xa nhà nên phải ở trường vào buổi trưa. Tối tối cả nhà lại quây quần quanh mâm cơn ấm áp và tràn ngập hạnh phúc...

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Tìm động lực phát triển từ nguồn nhân lực khoa học và công nghệ

Kết quả phân tích của Ngân hàng Thế giới ở 38 quốc gia và khu vực cho thấy, tiến bộ công nghệ đóng góp 50% vào tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển, hơn 30% ở các nước đang phát triển… Ở nước ta, trong thời kỳ 1998-2002, tỉ trọng đóng góp của yếu tố KH&CN vào tăng trưởng GDP đã chiếm hơn 23%, Điều đó cho thấy vai trò của nguồn nhân lực khoa học công nghệ ngày càng lớn đối với sự phát triển chung

Bài văn tế lương dân chết đói của giáo sư khắc tại ngõ 559 Kim Ngưu

Những biểu hiện của sự suy đồi văn hóa qua con mắt của một độc giả

Tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người dân lên tiếng bằng quan điểm thẳng thắn và đúng đắn để ngăn chặn nguy cơ về sự suy đồi văn hóa ở một số người.

Cộng đồng là trên hết

Cộng đồng là trên hết

Ngày nay, cái ảo tưởng rằng chỉ có thể phát triển nhanh chóng bằng cách kích thích những sự ganh đua và đối đầu quyết liệt đang buộc phải nhường chỗ cho những sự hòa hoãn, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau. Trong khi phương Tây đang sa lầy quá đà trong việc thực thi những khẩu hiệu về tự do cá nhân đôi khi đến mức vị kỷ thì những giá trị của xã hội cộng đồng vốn có từ lâu đời tại một số nước Châu Á, trong đó có Việt Nam lại trở thành một nguồn sinh lực cho một tương lai mới. Bởi vậy, liều thuốc của sự đoàn kết cộng đồng, của việc xây dựng một xã hội tương thân, tương ái với những mối quan hệ mang tính nhân đạo sâu sắc theo kiểu xã hội Việt Nam truyền thống lại đang được nhìn nhận như là một sự cứu tinh cho những xã hội đang bị phân hóa.

(nguồn internet)

THỜ NGƯỜI CÓ CÔNG - TÂM LINH VÀ ĐẠO LÝ

Ít có dân tộc nào trên thế giới lại ghi ơn những người có nhiều công trạng đóng góp cho cộng đồng và dân tộc bằng cách đưa họ lên bàn thờ, phụng thờ họ như là thần thánh. Điều này mang ý nghĩa tâm linh hay đạo đức, ý nghĩa đền ơn, đáp nghĩa hay truyền thông, giáo dục ?

Ngôn ngữ của teen Việt (Ảnh: Internet)

NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TRÊN INTERNET

Ở Việt Nam, Internet chính thức được sử dụng từ 19/11/1997. Từ khi internet du nhập vào nước ta, sự phát triển của dịch vụ này tăng lên nhanh chóng. Tính đến 12/2011, theo báo cáo của Tổng cục Tống kê số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu, tăng 16,1% so với năm 2010. Theo đó, số người sử dụng Internet tại Việt Nam là 32,6 triệu người, tăng 22%. Điều này cho thấy sự bùng nổ một cách nhanh chóng của dịch vụ Internet ở nước ta. Sự bùng nổ này đã có những tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người, đặc biệt là giới trẻ. Internet đã trở thành một phương tiện rất quen thuộc không thể thiếu đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiện ích, tích cực, internet cũng tồn tại những “mặt tối” mà gia đình và xã hội cần quan tâm. Ngoài những tác động xấu mà báo chí đã nói tới nhiều như các trang web đồi truỵ, tán gẫu, ảnh khiêu dâm, nghiện gamesonline ...thì một trong những vấn đề đáng báo động đó là tác động của việc sử dụng internet đến những biến đổi về ngôn ngữ viết trong giới trẻ hiện nay.

THUYẾT “VÒNG XOẮN IM LẶNG” CỦA NOELLE- NEUMANN  VÀ VẤN ĐỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

THUYẾT “VÒNG XOẮN IM LẶNG” CỦA NOELLE- NEUMANN VÀ VẤN ĐỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI

Elisabeth Noelle sinh năm 1916 tại Berlin (Đức) trong một gia đình có truyền thống khoa học. Bà học báo chí, lịch sử và khoa học tự nhiên tại Đại học Missouri- Mỹ, sau đó bà trở về Đức trong vai trò là giáo sư tại Đại học Berlin. Thuyết vòng xoắn im lặng mà bà sáng lập đã được vận dụng vào việc nghiên cứu chủ nghĩa phát xít của Hitler, sự tàn sát người Do Thái vào thời Hitler, chiến tranh,…và nó đã tỏ ra hữu ích trong lý giải nhiều hiện tượng xã hội, nhất là khả năng vận dụng trong nghiên cứu dư luận xã hội.


Các tin khác

  Trang trước  1 2 3 4  Trang sau
 

Hãy đặt mua Tạp chí Truyền thống và Phát triển

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất