15:21 ICT Thứ hai, 16/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 457

Máy chủ tìm kiếm : 57

Khách viếng thăm : 400


Hôm nayHôm nay : 87374

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2223613

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 57642654

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học

Quang cao giua trang
top

ĐỂ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH LUÔN HẠNH PHÚC

Tác giả: Ths. Thân Trung Dũng - Thứ sáu - 16/01/2015 10:52
*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Trong xã hội hiện đại, hiện tượng li dị và các hình thức tan vỡ khác trong hôn nhân là những “bi kịch” đau đớn, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng mang tính lâu dài và sâu sắc. Nó không những làm tan vỡ bao nhiêu “mái ấm gia đình” mà còn ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em cũng như cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Cho nên, một trong những mối quan tâm của các nhà nghiên cứu là: Làm sao cho những “bi kịch gia đình” ấy không có dịp diễn xuất. Làm thế nào để cho cuộc sống vợ chồng được thuận hợp, vuông tròn như câu trúc của chúng bạn trong ngày cưới “trăm năm hạnh phúc”. Điều này quả không phải là dễ nhưng cũng không phải không làm được. Bởi vì, có rất nhiều loại nghệ thuật ở một mức độ nhất định đều có thể học được vậy thì trong lĩnh vực gia đình, nghệ thuật làm vợ, nghệ thuật làm chồng lẽ nào không thể tìm hiểu, thử nghiệm và áp dụng được? Câu trả lời “có” hoàn toàn có cơ sở nếu các bạn có được những kiến thức cơ bản về ứng xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này:

1. Hãy xoá mờ đi kỷ niệm xưa.
Trước khi kết hôn, việc một người đã từng yêu và dang dở là chuyện bình thường. Có mấy ai trong đời được cái may mắn chung sống với người mình yêu đầu tiên mà cũng là cuối cùng. Và khi kết hôn với một người ai lại đòi hỏi người bạn đời của mình chưa biết yêu ai bao giời! Điều đáng quan tâm là trong cuộc sống lứa đôi đừng để “vương vãi tình cảm” của mình, để hình bóng “người xưa” cứ lảng vảng bên mình. Đây là một vấn đề cô cùng tế nhị. Những bức thư, tấm ảnh, những kỷ vật riêng tư của một thời quá khứ xin hãy “chôn vùi” nó. Điều đó nói lên rằng bạn rất trân trọng tình yêu người bạn đời và hơn nữa là bạn coi trọng tình yêu của chính mình trong hôn nhân. Nghĩa là bạn kết hôn vì tình yêu với người bạn đời của mình. Chỉ có vậy nền tảng gia đình mới được bền vững.
Ngược lại, nếu người bạn đời có “vết thương lòng” nào đó mà bạn biết được, thì xin bạn hãy thể hiện sự tôn trọng, thông cảm và đừng vô tình hay cố ý khơi nhắc lại. Nếu là nam giới, xin bạn đừng bao giờ ghen về quá khứ của vợ, dù bất cứ dưới hình thức biểu hiện nào. Nếu là phụ nữ xin đừng mất công đi sưu tầm danh sách những người yêu của chồng trước kia. Về phương diện này, xin hãy độ lượng với người mình yêu.
 
2. Vợ chồng hãy sống với nhau như người tình.
Tại sao khi còn là người yêu thì ta nâng lưu, quý trọng, còn khi đã là vợ chồng, ta lại lãng quên người đang chung sống bên mình? Một lời hỏi han, một chăm sóc nhỏ, một lời nói chân tình, một câu đùa vui, một nụ cười, ánh mắt, một món quà giản dị... tất cả đều cần thiết và luôn làm vui lòng lẫn nhau, vun trồng tình yêu ngày càng thêm đằm thắm. Sự hời hợt, nhạt nhẽo luôn là kẻ thù của tình yêu và luôn là người bạn tốt của sự li dị. Đến nỗi có nhà tâm lý học đã nói một cách hình ảnh rằng, “sự li dị nằm giữa hai vợ chồng hằng đêm”.
Có thể nói, sự quan tâm, chăm sóc từ vật chất đến tinh thần cho nhau trong cuộc sống vợ chồng luôn luôn là những nguồn mạch sinh ra tình yêu và giữ gìn hạnh phúc. Bởi vì, sau động từ “yêu” thì “chia sẻ” là động từ đẹp nhất trên đời.
 
3. Vợ chồng phải “bình đẳng - dân chủ”.
Ngày nay, trong cuộc sống vợ chồng phải bình đẳng và dân chủ theo những yêu cầu hợp lý của cuộc sống. Cả vợ và chồng cùng có trách nhiệm nuôi dạy con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình. Vợ chồng phải giúp đỡ nhau hoàn thành tốt các công việc trong gia đình và ngoài xã hội. Chứ không thể: Vợ làm tất cả những việc nhà từ nấu cơm, giặt rũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa đến chăm sóc con cái… còn chồng chỉ lo việc xã hội, xong thì ngồi chơ xơi nước, đọc báo hoặc chơi thể thao, đánh bài hoặc nhậu nhẹt cùng chúng bạn. Đã qua rồi cái thờ “Chồng chúa - vợ tôi”, cái thời người đàn ông là kẻ “thống trị” và phụ nữ là những người “bị trị”… Và theo đó người phụ nữ phải làm công việc của một “Nô tỳ”! Nên nhớ một nguyên tắc vợ chồng phải “mình với ta tuy hai mà một”, cả hai cùng trèo lái “con thuyền gia đình” thì cuộc sống lứa đôi mới thực sự bền chặt, hạnh phúc.
 
4. Bình tĩnh đối diện với những mâu thuẫn trong gia đình và tìm cách giải quyết chúng.
Trong cuộc sông gia đình tất sẽ xảy ra rất nhiều mâu thuẫn. Nhưng bạn đừng lo vì mâu thuẫn vợ chồng được nhiều chuyên gia tâm lý đánh giá như “một thứ gia vị trong nhiều thứ gia vị khác làm cho cuộc sống đậm đà hấp dẫn, bớt đơn điệu, tẻ nhạt hơn”. Nhưng vấn đề là ở chỗ phải biết sử dụng và điều tiết thứ gia vị này sao cho vừa đủ (quả là không phải dễ dàng). Có những cặp vợ chồng đã từng cho hơi quá tay chút gia vị giận hờn mà “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”, nửa đường đứt gánh. Có lẽ nhận định của các nhà tâm lý chỉ đúng với những ai biết điều chỉnh mâu thuẫn một cách hợp lý. Nếu chồng nóng giận thì vợ bớt lời và ngược lại. Chứ cả hai cùng nói nhưng không phải nói cho nhau nghe mà “hàng xóm nghe” thì thật đáng sợ.
Khi xảy ra mâu thuẫn, phải chăng chúng ta nên bình tĩnh bày tỏ quan điểm, rộng lượng cân nhắc cả hai bên và tìm cách dung hoà. Đối diện với mâu thuẫn, giải quyết nó một cách hợp lý, tháo gỡ ngòi nổ xung đột sẽ dẫn đến quan hệ vợ chồng thêm sâu sắc và bền vững hơn.

Tác giả: Ths. Thân Trung Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất