15:55 ICT Chủ nhật, 10/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 768

Máy chủ tìm kiếm : 27

Khách viếng thăm : 741


Hôm nayHôm nay : 174234

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1814709

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 67136591

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học

Quang cao giua trang
top

Trí thức trẻ tìm việc không dễ

Tác giả: Hàn Vũ linh - Thứ ba - 03/02/2015 11:10
Trí thức trẻ tìm việc không dễ

Trí thức trẻ tìm việc không dễ

Có tri thức mà vẫn khó tìm việc. Thực tế này thật đáng buồn vì ai cũng biết rằng trí thức trẻ có vai trò hết sức quan trọng đối với đất nước hiên nay. Tuyển dụng trí thức trẻ như thế nào để phát huy được vị thế, vai trò và sức sáng tạo của họ là là một vấn đề khá phức tạp đối với nhà quản lý.

Cuộc điều tra về trí thức trẻ do Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển tiến hành cho thấy phần đông trí thức trẻ đã phải tự mình tìm hiểu và tự vận động để tìm việc (52,7%). Ngoài hình thức trên thì yếu tố quen đã biết đóng vai trò quan trọng. Lý do người quen tại nơi làm việc đó giới thiệu chiếm 17,5%, và được người quen bên ngoài giới thiệu là 14,9%. Trong khi đó, lý do cơ quan cần chỉ chiếm 12,3%. Các chỉ báo trên cho thấy hoạt động của các cơ quan trong việc tuyển chọn cán bộ thật là yếu ớt, chưa có sự chủ động và phổ biến rộng rãi. Các hoạt động truyền thông, tuyển chọn người hiện nay của các nhà tuyển dụng thật mờ nhạt, cho dù, trên thực tế nhu cầu lao động lại khá cao
Phân tích tương quan về giới tính với các hình thức tuyển dụng, kết quả cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ. Với những hình thức như: được người quen giới thiệu và lý do do cơ quan cần thì tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới. Còn với hình thức tự liên hệ, tham gia thi tuyển thì tỷ lệ nam giới cao nữ giới 6%. Tuy sự chênh lệch về tỷ lệ không quá lớn nhưng cũng đã phần nào cho thấy, nam giới vẫn có sự nhanh nhạy, tự tin, năng động hơn nữ giới trong việc tìm và thử sức với những công việc mình mong muốn.
Khi so sánh tương quan giữa các nhóm tuổi, các số liệu điều tra cũng cho thấy có sự liên hệ giữa nhóm tuổi với các hình thức được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan. Những nhóm tuổi khác nhau cũng có tỷ lệ tham gia các hình thức tuyển dụng khác nhau.Với hình thức tự liên hệ, tham gia thi tuyển, chúng ta thấy, trong khi có tới 58% trí thức trẻ ở nhóm tuổi 21 – 25 tham gia thi tuyển thì ở nhóm tuổi 36 – 40 tỷ lệ chỉ là 45,7%. Điều này cho thấy phần nào sự tích cực của nhóm người trẻ tuổi.
Kết quả trên cũng còn cho thấy đã có sự thay đổi nhận thức và hành vi trong việc tìm việc làm của trí thức trẻ. Trong nền kinh tế thị trường khắt khe, đầy biến động, các nhà tuyển dụng luôn đặt ra những yêu cầu cao đối với nhân viên tương lai của mình. Chính vì vậy, dường như các mối quan hệ thân quen, cơ chế  xin cho đang dần mất đi thay vào đó là tổ chức thi tuyển ở đó trí thức trẻ có sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi có sự bộc lộ năng lực, khả năng chuyên môn ngày càng cao. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với việc phát triển đội ngũ trí thức trẻ .
      Hiện tượng tuyển chọn người quen và “con ông cháu cha”, hiện tượng bố trí theo cơ cấu, hiện tượng phải “lót tay” trong quá trình tuyển chọn ở một số tổ chức đã và đang đặt ra rất nhiều bức xúc trong nhóm trí thức trẻ. Nó làm hạn chế việc tuyển chọn khách quan, khiến cho không ít trí thức trẻ có tiềm năng đã không lọt qua được “mắt xanh” của những người thực sự cần lao động, tạo ra rào cản cho trí thức trẻ không tìm được những công việc tương xứng với tiềm năng của mình.
Những vấn đề tiêu cực cũng không chỉ gây ra những sự lãng phí không nhỏ chất xám mà còn khiến nhiều trí thức trẻ mệt mỏi và thất vọng. Họ đã không có điều kiện bày tỏ và phát huy hết tri thức và học vấn được đào tạo của mình trong quá trình tuyển chọn. Cuộc điều tra của Viện Truyền thống và phát triển cũng cho thấy, hiện tượng trí thức trẻ được tuyển dụng sai vị trí tuyển dụng là khá nhiều. Hầu hết trong số họ đã phải làm các công việc không đúng chuyên môn, không đúng với sở trường và sở thích sau khi được tuyển dụng.
Thời gian thử việc cũng là nhân tố ảnh hưởng tới tâm lý của trí thức trẻ trong quá trình được tuyển dụng. Thực tế cho thấy, nhiều cơ quan, đơn vị đã lợi dụng hình thức thử việc để khai thác lao động của trí thức trẻ với giá nhân công rẻ mạt, đặc biệt ở các khu vực ngoài nhà nước.
Tìm hiểu về thời gian thử việc của trí thức trẻ trước khi kí hợp đồng để vào làm việc chính thức tại cơ quan, chúng ta thấy, thời gian thử việc thường có nhiều sự chênh lệch và khác biệt. Giai đoạn thử việc dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ lớn, cao nhất là thời gian thử việc kéo dài khoảng 2- 3 tháng, chiếm trên 23% số lượng người tham gia trả lời. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều trường hợp thời gian thử việc kéo dài, thậm chí kéo dài đến 36 tháng (chiếm 0,6%) và 24 tháng (1,5%). Điều đặc biệt là tỷ lệ người được nhận chính thức làm việc không phải qua thử việc là khá cao (11,8%).
Việc tồn tại tình trạng thử việc quá lâu, kéo dài thậm chí đến 3 năm, đã ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các trí thức trẻ, thực tế  nhà nước cần có những biện pháp thích hợp để sử dụng hợp lí hơn, quan tâm hơn đến đội ngũ lao động trí thức này, để họ có điều kiện hơn nữa nhằm phát huy hết năng lực, trình độ của họ trong công việc.
Trong các cuộc phỏng vấn sâu, nhiều trí thức trẻ đã tỏ ra bất bình vì cảm thấy nhiều cơ quan đơn vị đã lợi dụng việc kéo dài thời gan thử việc để sử dụng lao động của trí thức trẻ mà không phải trả lương tương xứng. Đây cũng là một điều bất cập trong  quy trình thực hiện công tác tuyển dụng trí thức trẻ.
Cần phải sớm có được cơ chế tuyển dụng đúng đắn để khai thác và phát huy tốt tiềm năng của trí thức trẻ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Tác giả: Hàn Vũ linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất