07:13 ICT Thứ ba, 15/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 593

Máy chủ tìm kiếm : 204

Khách viếng thăm : 389


Hôm nayHôm nay : 50548

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2487181

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 62245915

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học

Quang cao giua trang
top

CÔNG TÁC XÃ HỘI - MỘT NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

Tác giả: Ths. Thân Trung Dũng - Thứ tư - 21/01/2015 10:18
CÔNG TÁC XÃ HỘI - MỘT NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

CÔNG TÁC XÃ HỘI - MỘT NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI

Công tác xã hội (CTXH) là một trong số ít những ngành mở ra cho người học một cơ hội lựa chọn đa dạng về nghề nghiệp tương lai. Vậy, CTXH là gì? CTXH làm những công việc gì và có thể làm việc ở đâu?

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nghề CTXH, song có thể hiểu theo định nghĩa của Hiệp hội Nhân viên CTXH Quốc tế thông qua tháng 7 năm 2000 tại Montréal, Canada (IFSW) như sau: "Nghề CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, CTXH tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ. Nhân quyền và Công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề".
Công tác xã hội làm gì?
Bằng các phương pháp nghiệp vụ, nhân viên CTXH có thể can thiệp vào đời sống của cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội và cộng đồng để nắm bắt được nhu cầu, những khó khăn về vật chất, tinh thần trong cuộc sống từ đó tìm phương cách giúp đỡ họ nâng cao kỹ năng và khả năng ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống.
Với các gia đình có bạo lực, mâu thuẫn, khủng hoảng: nhân viên CTXH giúp đỡ các gia đình đánh giá các mối quan hệ không phù hợp và nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề của gia đình. Trong tình huống phải can thiệp về bạo lực gia đình, nhân viên CTXH xác định mục tiêu để từng thành viên của gia đình, và toàn thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn, hòa thuận, giải quyết các bất hòa và xử lý các vấn đề của gia đình.
Trong các nhà trường: Có nhiều vấn đề trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập của học sinh, sinh viên như mâu thuẫn gia đình, bạo lực học đường v.v... Nhân viên CTXH sẽ tiến hành giáo dục và tham vấn cho học sinh, sinh viên giúp họ vượt qua những khó khăn trong học tập. Nhân viên CTXH có thể phối hợp với giáo viên để tham vấn cho giáo viên xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho những học sinh, sinh viên có vấn đề, giải quyết các bất hòa giữa các nhóm học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, nhân viên CTXH được quyền cung cấp cho trẻ vị thành niên sự hỗ trợ về tâm lý xã hội, về pháp luật trước tòa án, cho dù trẻ là nhân chứng, nạn nhân hay bị cáo. Họ có thể đi cùng với trẻ em hoặc người chưa thành niên thay cho cha mẹ và người giám hộ.
Trong lĩnh vực sức khỏe: Tại các bệnh viện và phòng khám, nhân viên CTXH hỗ trợ về mặt tâm lý - xã hội cho các bệnh nhân và gia đình trong việc đối mặt với các tác động của bệnh tật, bao gồm việc đánh giá các khía cạnh xã hội, đóng góp cho bác sĩ quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh; cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho quá trình hồi phục của bệnh nhân và thu xếp những dịch vụ hỗ trợ điều trị bệnh cho bệnh nhân (nếu có sẵn dịch vụ). Ở Việt Nam chưa có các hoạt động này.
Bảo trợ xã hội cho người già cô đơn: nhân viên CTXH đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người già cô đơn để mang lại cho họ những hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc (nếu sẵn có sẵn dịch vụ). Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là cán bộ quản lý, chăm sóc, điều phối dịch vụ cho người già cô đơn, giám sát những thay đổi trong nhu cầu của họ để tìm kiếm dịch vụ thích hợp.
Bảo trợ xã hội cho người tàn tật: nhân viên CTXH đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của người tàn tật. Đồng thời, họ cũng đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người tàn tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên CTXH cung cấp hỗ trợ tâm lý xã hội cho người tàn tật và gia đình của họ.
Phát triển cộng đồng: nhân viên CTXH giúp khu phố, cụm dân cư nhận diện các vấn đề trong cộng đồng và hỗ trợ họ tìm những nguồn lực cần thiết để giải quyết vấn đề của khu phố, cụm dân cư của mình. Nhân viên CTXH cũng có thể giúp đỡ cộng đồng bày tỏ ý kiến về các vấn đề phát triển và truyền tải những vấn đề này đến các cấp chính quyền và những nhà hoạch định chính sách có liên quan.
Nghiên cứu và hoạch định chính sách xã hội: nhân viên CTXH tiến hành nghiên cứu các vấn đề xã hội có tác động đến xã hội. Họ cũng hỗ trợ chính quyền xây dựng và thực hiện các chính sách và chương trình an sinh xã hội, đóng vai trò là tham mưu chính sách và cán bộ quản lý chương trình tại các cơ quan nhà nước.
Góp phần giải quyết tệ nạn xã hội: Các dịch vụ CTXH hỗ trợ các trung tâm cai nghiện, trung tâm phục hồi nhân phẩm cho gái mại dâm và những người vi phạm pháp luật cũng như các trung tâm chăm sóc và hỗ trợ cho những người bị nhiễm HIV/AIDS, những phụ nữ bị buôn bán qua biên giới trở về hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, nhân viên CTXH cũng có vai trò quan trọng trong nhều lĩnh vực khác như công tác quy hoạch đô thị để đáp ứng nhu cầu của về nhà ở, việc làm cho người nghèo, các nhóm yếu thế trong xã hội.
Đó là những lĩnh vực cơ bản mà nhân viên xã hội phối hợp với các ngành và các tổ chức chính quyền để có thể đáp ứng được các nhu cầu của cá nhân, nhóm xã hội góp phần xây dựng một xã hội hài hoà và hạnh phúc.
CTXH có thể làm việc ở đâu?
Như phân tích ở trên, CTXH là ngành mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp. CTXH có thể làm trong một số ngành/lĩnh vực sau:
Ngành lao động thương binh và xã hội: Sinh viên CTXH có khả năng làm việc hiệu quả trong mọi cấp độ từ trung ương đến địa phương của lĩnh vực này. Trên thực tế, một số lượng lớn của nhân CTXH đang làm việc trong ngành này từ cấp trung ương tới cấp địa phương.
Hội chữ thập đỏ: là cơ quan sớm có đánh giá đúng đắn về tính chuyên nghiệp của ngành CTXH. Tiêu chuẩn tuyển dụng của Hội chữ thập đỏ có sự ưu tiên đặc biệt cho các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CTXH.
Bệnh viện và các cơ sở y tế: Trong quá trình học tập tại trường, sinh viên CTXH được rèn luyện những kỹ năng căn bản nhằm hỗ trợ, giúp đỡ về tâm lý và sức khỏe cho các khách hàng của mình. Nhu cầu tuyển dụng cán bộ CTXH vào làm việc tại các bệnh viện và các cơ sở chăm sóc y tế ngành sẽ ngày càng tăng trong một vài tới.
Trường học: tất cả các cấp ngày nay đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề tâm lý - xã hội như nạn bạo lực học đường, tình trạng trầm cảm ở học sinh, quan hệ tình dục không an toàn…Quản lý và hỗ trợ giải quyết vấn nạn đó là thế mạnh của những cử nhân CTXH.
Các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong và ngoài nước: Các cơ quan phát triển này luôn có nhu cầu tuyển dụng một lượng nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp về CTXH làm việc trực tiếp với các đối tượng dễ bị tổn thương như trẻ em, phụ nữ yếu thế, người khuyết tật,… Không ít những sinh viên tốt nghiệp CTXH với khả năng ngoại ngữ tốt đã làm việc vững vàng và thành công tại đây.
Lĩnh vực dịch vụ tư nhân đa dạng và rộng mở: Một cử nhân CTXH được đào tạo chính quy hoàn toàn có khả năng tự mình lập những trung tâm, cơ sở dịch vụ xã hội trong lĩnh vực tham vấn, trị liệu cá nhân, phát triển cộng đồng. Đây là một môi trường làm việc mới mẻ nhưng đầy triển vọng phát triển tại Việt Nam.

Tác giả: Ths. Thân Trung Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất