14:02 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 426

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 424


Hôm nayHôm nay : 73976

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1938422

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33274843

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học

Quang cao giua trang
top

Hòa hợp dân tộc – Cần “một điểm đột phá”!

Tác giả: Bùi Hoàng Tám - Thứ năm - 30/04/2015 16:47
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Tại sao với ngoại bang như Pháp, Mỹ… nay đã thành bè bạn, nắm được tay nhau mà với đồng bào mình sao vẫn còn khó thế? Có lẽ đã đến lúc cần “một điểm đột phá” như mong muốn của Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết...

 
Tinh thần hòa hợp, đoàn kết là truyền thống và cũng chính là sức mạnh tạo nên sự trường tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử.
 
Trong một bài trả lời phỏng vấn mới đây trên Vietnam Nét, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân kể rằng ngay từ năm đầu tiên sau khi giành độc lập (1946), Chủ tịch Hồ Chí Mính đã nói: Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ, rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón ngắn, ngón dài. Nhưng ngắn dài đều hợp ở đôi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của tổ tiên ta. Đã là con Lạc cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. Đối với những đồng bào lạc lối, lầm đường ta phải lấy tình thân ái mà cảm hóa họ. Có như thế mới thành đoàn kết. Có đại đoàn kết thì tương lai chắc chắn sẽ vẻ vang.
Cũng trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí cách đây 2 năm (4/2013), nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên kể lại rằng năm 1972, khi thăm Vĩnh Linh, ông Lê Duẩn lúc đó là Tổng Bí thư đã đặt câu hỏi sau khi thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất?
Người thì nói rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người thì cho rằng phải phát triển nông thôn, người thì nói cần ưu tiên đẩy mạnh khai thác tài nguyên… Ông Lê Duẩn chăm chú lắng nghe mọi người rồi nói: “Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc”.
Vừa qua, chia sẻ với độc giả báo Pháp luật TP HCM, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tâm sự: “Tôi rất mong muốn thực hiện ý tưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là làm sao ngày 30-4 hằng năm toàn dân trong và ngoài nước đều vui chứ không phải là “hàng triệu người vui nhưng cũng có hàng triệu người buồn”.
Về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên Bộ trưởng Niên còn kể năm 2008, trong Đại lễ Phật đản Vesak tại Hà Nội, ông Niên đã đề nghị “xây dựng một tượng đài hòa bình ở TP HCM, hay ở bất cứ nơi nào đó để tưởng nhớ những người đã nằm xuống trong chiến tranh, dù ở bất cứ bên nào. Ở nơi đây, mọi người có thể đến thắp nhang, đặt hoa. Không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng hàn gắn, nó cũng nhắc nhở chúng ta bài học.
Ông Kiệt đã rất thích thú với ý tưởng này nhưng rất tiếc điều đó đã không thực hiện được vì sau đó không bao lâu ông Kiệt, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, đã vĩnh biệt chúng ta”.
Trả lời báo chí nhân 40 năm ngày thống nhất đất nước, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng rất trăn trở về vấn đề này và mong muốn có “một điểm đột phá”: “Nhưng trên hết tôi vẫn trăn trở, mong muốn có một cuộc gặp mặt rộng lớn nào đó với những tuyên bố mang tinh thần đại xá, tất cả chuyện cũ hãy cho nó qua đi, lật qua một trang mới. Cái đó tôi muốn gọi là một điểm đột phá…”.
Chợt nhớ về sự tích “Truyện đẻ trăm trứng”. Phải chăng qua truyền thuyết, tổ tiên ta muốn gửi  cháu con một lời cảnh tỉnh, một mong muốn và cũng là thông điệp về tinh thần đoàn kết và hòa hợp bởi chúng ta sinh ra cùng một bọc “đồng bào”.
 
Thế nhưng đã 40 năm chiến tranh kết thúc, kẻ thù xưa giờ đã là bè bạn. Song trong tâm trí của mỗi người dân Việt Nam yêu nước vẫn còn đó nỗi trở trăn sâu thẳm bởi sự hòa hợp dân tộc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn rất nhiều cách trở.
 
Tại sao với ngoại bang như Pháp, Mỹ… nay đã thành bè bạn, nắm được tay nhau mà với đồng bào mình sao vẫn còn khó thế?
 
Có lẽ đã đến lúc cần “một điểm đột phá” như mong muốn của Nguyên Chủ tịch Nguyễn Minh Triết bởi quy luật chiến tranh rất khắc nghiệt, có máu đổ xương rơi từ cả hai phía, có những chính sách khắc nghiệt để lại những vết hằn khó lành.

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất