22:47 ICT Chủ nhật, 15/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 537

Máy chủ tìm kiếm : 36

Khách viếng thăm : 501


Hôm nayHôm nay : 135300

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2129179

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 57548220

Trang nhất » Tin Tức » Tri thức

Quang cao giua trang
top

Trận chiến khốc liệt trên biển giữa Trung Quốc - Nhật Bản năm 1894

Tác giả: Hứa Tiếu Thiên - Thứ năm - 11/12/2014 09:21
Cờ của thủy quân Bắc Dương.

Cờ của thủy quân Bắc Dương.

Trích từ bộ sách Trung Quốc “Thanh cung mười ba triều” của Hứa Tiếu Thiên. Chiến tranh Trung Quốc-Nhật Bản, mà theo cách gọi ở Nhật Bản là Nisshin Sensō日清戦争, là một cuộc chiến tranh diễn ra từ trong hai năm 1894 - 1895. Cuộc chiến tranh này đã chứng minh sức mạnh thành công của công cuộc cải cách và hiện đại hóa ở một nước Nhật mới dưới sự điều hành của Minh Trị Thiên Hoàng và về sự suy tàn của một nước Trung Hoa cổ hủ cuối thế kỷ 19. Khi đó, Trung Quốc đã bị Nhật Bản đánh bại phải ký Hiệp ước Shimonoseki mà tiếng Trung gọi là Mã Quan. Ngày 17 tháng 9 năm 1894, trong cuộc chiến khốc liệt giữa hạm đội Trung Quốc với hạm đội Nhật Bản, Hải quân Nhật đã tiêu diệt 8 trong số 10 tàu chiến hiện đại của Trung Quốc. Trận hải chiến đã để lại những bài học lịch sử và quân sự lớn về chiến tranh trên biển. Tạp chí truyền thống và phát triển xin trích đăng lại những miêu tả về trận hải chiến trên của tác giả Hứa Tiếu Thiên trong bộ sách nổi tiếng của Trung Quốc “Thanh cung mười ba triều” ...

Bầy binh bố trận xong Lý HồngChương tưởng thế là ung dung, không ngờ đùng một cái quân Nhật ồ ạt tấn công Nha Sơn khỏi cần tuyên chiến.

Tướng Thanh là Diệp Chí Siêu chủ quan chẳng phòng bị gì nhiều, thế là chỉ một trận quân Siêu đã tan tành. Bộ quân đã vỡ, thuỷ quân đồn trú tại Phong Đảo cũng co giò chạy. Tin bại trận chạy như một luồng điện về Bắc Kinh.

Quang Tự hoàng đế bị một cú bất ngờ bối rối hoang mang đến cùng độ, chẳng còn có chủ kiến gì nữa. Ngài vội chạy vào yết kiến Thái hậu.

Đã từ lâu rồi Quang Tự hoàng đế sủng ái hai nàng phi là Cẩn phi và Trân phi, cho nên hoàng hậu ghen tức thường chạy tới trước mặt Hoàng thái hậu tố cáo khóc lóc. Do Thái hậu đã sẵn không vui, nay thấy Quang Tự hoàng đế chạy vào hỏi ý về quân tình tại Nha Sơn thì bà cười nhạt một tiếng rồi bĩu môi mai mỉa:

- Ta đâu dám bàn tính đến chuyện đó? Sao hoàng đế không phái người thân tín của hoàng đế ra mà thương lượng điều đình?

Quang Tự hoàng đế bẽ bàng quá, vội trở về thư phòng triệu kiến sư phó ông Đồng Hoà kể qua việc quân tình ngoài biên ải, đồng thời cả lời cười mỉa của Thái hậu cho sư phó nghe.

Sư phó ông Đồng Hoà nghe rõ ràng gốc ngọn câu chuyện biết rằng Hoàng đế vốn tính trung hậu, nên trên thì bị hoàng thái hậu dùng quyền lực áp chế, dưới thì bị bọn thân vương thái giám bao vây lừa dối, càng cảm thấy thương ngài vô hạn.

Hoà bèn tâu:

- Hiện nay thời cuộc bên ngoài thật hết sức khó khăn mà bên trong lại nhiều chuyện. Hoàng thượng cần phải độc đoán mà chấn khởi kỷ cương triều đình lại một phen, mong tạo lập sự nghiệp oanh liệt mới được. Hoàng thượng hãy thu hồi đại chính của quốc gia vào tay, lúc đó mới có thể trấn phục được bọn bày tôi bên dưới. Chuyện này lũ Nhật cậy mạnh dấy binh, xin Hoàng thượng hạ lệnh hưng sư đánh tan lũ chúng. Đại thắng chuyến này sẽ là dịp Hoàng thượng lập lại được oai quyền của mình trong cũng như ngoài. Và lúc đó cũng còn là lúc khỏi cần phải để tâm lo lắng quá nhiều về Thái hậu.

Quang Tự hoàng đế nghe lời ông Đồng Hoà, muốn khôi phục lại quyền hành của mình, bèn truyền dụ cho Lý Hồng Chương tích cực chuẩn bị chiến tranh. Chương nhận chỉ dụ trong lòng thực hết sức băn khoăn và tất nhiên không vừa ý nhất là tại chuyện bao nhiêu kinh phí của Hải quân, Hoàng thái hậu đã vét sạch để xây cất Di Hoà viên, song lệnh của Hoàng đế, Chương chẳng lẽ dám trái.

Chương bèn điều động hai tướng Nhiếp Quý Lâm và Tả Bảo Quý đem quân tới cứu ứng. Không ngờ quân của Lâm đại bại mà tướng Quý thì bị chết tại trận tiền.

Lục quân đã bất lợi, Lý Hồng Chương tính dùng thuỷ quân tiến đánh. Lúc này hải đội của Nhật Bản đã đánh vào Nhân Xuyên. Chương tức tốc truyền lệnh cho đề đốc Đinh Nhữ Xương điều động hải quân xông lên cứu viện, chiến thuyền của Trung Quốc lúc đó gồm có mười hai chiếc: Đính Viễn, Trấn Viễn, Lai Viễn, Tĩnh Viễn, Trí Viễn, Dương Oai, Liêu Dũng, Bình Viễn, Quang Giáp, Tế Viễn… Ngoài ra còn có tám chiếc thuỷ lôi đĩnh, lực lượng còn đủ để đương đầu với Nhật.

Đề đốc Đinh Nhữ Xương thấy đại quân Nhật tiến chiếm cửa bể Nhân Xuyên bèn nghĩ kế bao vây toàn bộ cửa bể này, nên vội xin chỉ thị của Lý Hồng Chương. Chương không dám tự quyết định, vội xin lệnh nha môn Tổng đốc.

Ban đại thần lúc đó được tin mở cuộc họp suốt nửa ngày để ra ý kiến với bốn chữ lớn: "Tương cơ hành sự" (tuỳ theo cơ hội thuận tiện mà làm việc). Khi bốn chữ về, tới đại bản doanh cũng chính là lúc bộ tham mưu đang sửa soạn bao vây hải cảng.

Hạm đội Nhật Bản chiếm xong cửa Nhân Xuyên xông vào cửa sông Áp Lục. Đinh Nhữ Xương hạ lệnh khai pháo. Lúc này chiến thuyền của Trung Quốc còn cách hạm đội của Nhật Bản những chín dặm. Đại bác nổ ầm ầm. Nhưng bao nhiêu đạn đều rơi xuống bể, chứ không làm vỡ một mảnh ván nhỏ nào của chiến hạm Nhật.

Khoảng cách đôi bên mỗi lúc một ngắn. Giữa lúc Đề đốc Đinh Nhữ Xương đang định ra lệnh truy nã đại bác đợt nhì thì chiến thuyền du kích của Nhật đã mở máy phóng chạy như bay qua mặt sau, vây kín hạm đội Trung Quốc vào trung tâm rồi tức tốc trước sau giáp chiến.

Hạm đội Trung Quốc bị kẹt vào giữa, không còn lối nào thoát ra ngoài, chỉ còn cách tử chiến may ra có cơ tự thoát.

Súng nổ ỳ ùng, khói toả đen khắp cả một vùng bể rộng lớn. Sóng bể nổi lên như núi trắng xoá tiếp liền với nền trời trắng bệch tận phương xa.

Bị lâm vào mê hồn trận, chiến thuyền Trung Quốc chẳng bao lâu đã bị chia năm xẻ bảy, đầu đuôi không cứu nhau được.

Đề đốc Đinh Nhữ Xương ngồi trên soái hạm, phóng tầm mắt chỉ huy ra xa, chỉ thấy chiếc Trí Viễn bắn nhau kịch liệt với chiến thuyền Nhật, rồi bỗng chiến thuyền Nhật mở hết tốc lực xông thẳng vào thuyền Trí Viễn. Một tiếng nổ long trời, sóng nước vọt cao lên như núi rồi ầm ầm đổ xuống.

Thật đáng thương, chiếc Trí Viễn cả người lẫn thuyền chỉ một phút sau đã chìm nghỉm trong lòng đại dương không còn một tăm hơi vết tích nào nữa. Lân Vĩnh Thăng chỉ huy chiếc Kính Viễn chạy ở bên cạnh Trí Viễn, khi nhô lên lúc hụp xuống giữa khoảng sóng cao hơn núi, bọt trắng như tuyết, bắn trúng một thuyền địch vỡ toang khi chính nó cũng trúng một phát đạn ngư lôi tử thương, sườn toác ra, từ từ sủi bọt chìm dần xuống đáy bể.

Những chiến thuyền còn lại chiến đấu trong tuyệt vọng bị hạm đội Nhật xiết chặt vòng vây và lần lượt bị bắt mang đi.

Chiến thuyền duy nhất chạy thoát trong trận này là chiếc soái hạm của Đinh Nhữ Xương.

Thoát nạn, Xương vội cho chạy về bỏ neo ngoài cửa bể Lữ Thuận, bên cạnh đảo Lưu Công, một mặt đánh điện hoả tốc về báo cáo quân tình cho Lý Hồng Chương.

Về phía Nhật Bản, Minh Trị thiên hoàng nhân được tiệp báo liên tiếp bèn đích thân huy động đại, đội người ngựa đồn trú tại Quảng đảo, một mặt hạ lệnh cho Đại tướng lục quân là Sơn Hữu Minh chia quân tiến đánh Lữ Thuận và cửa Uy Hải, suốt một dọc bờ biển mục đích để vây khốn tàn quân Trung Quốc trong hải cảng để bắt sống.

Khi đoàn hải quân lục chiến đổ bộ được lên bờ, binh sĩ Nhật ào ạt xông vào công phá các pháo đài. Chiếm được các pháo đài, đoàn quân Nhật Bản quay họng súng lại nã trái pháo vào hạm đội Trung Quốc.

Thế là chỉ trong vài tiếng đồng hồ, toàn bộ hạm đội Trung Quốc đã tan tành như xác pháo, buồm lái trôi lềnh bềnh trên mặt bể trông thảm hại không thể nào tả xiết.

Trước tình cảnh này một viên chỉ huy pháo binh trên chiến thuyền Trấn Viễn tên gọi Lê Nguyên Hồng không chịu nổi bị thương, hét to lên một tiếng, co chân nhảy ùm xuống biển khơi tự vẫn. Nào ngờ khi Hồng lao mình xuống biển, có người trên chiếc Phi Ưng của Nhật Bản trông thấy. Thế là một chiếc ca nô được hạ thuỷ và xả hết tốc lực đến cứu Hồng. Bọn lính Nhật vớt Hồng lên, không làm khó dễ gì Hồng lại còn đưa Hồng về đảo Lưu Công.

Lê Nguyên Hồng tới đảo Lưu Công thấy Đinh Nhữ Xương ngồi trên soái hạm mãi đằng xa, trên mũi hạm có treo chiếc cờ trắng tự bao giờ! Hồng hỏi dò mới biết Xương đã viết thư cho viên Đại tướng Nhật Bản, yêu cầu bảo toàn tính mạng cho binh sĩ toàn thuyền rồi tự uống thuốc độc chết.

Đại thắng mấy trận liền, quân Nhật tiến vào nội địa Trung Quốc như vũ bão. Lục quân hết ngày này qua ngày khác báo tiệp, nào chiếm Cửu Liên thành, nào Phụng Hoàng thành, nào hãm Cái Châu, nào Đại Liên, nào Tu Nghiêm, nào Hải Thành, nào Lữ Thuận…

Tin thất bại ngoài biên cương, tin thất thủ liên tiếp bao nhiêu thành trì chạy về kinh như bươm bướm. Quang Tự hoàng đế hốt hoảng đến cực độ vội cho mời sư phó ông Đồng Hoà vào cung hỏi kế.

Hoà lúc này cũng vô kế khả thi. Còn đám văn võ bá quan khắp triều thì kẻ nào cũng lo riêng mạng mình, sợ riêng cho gia đình mình, đều một loạt quỳ xuống lậy xin Hoàng đế giảng hoà. Chẳng phải nói ai, ngay cả đến Từ Hi thái hậu cũng oán giận Quang Tự hoàng đế đã nghe lời ông Đông Hoà khai chiến với Nhật Bản một cách dại dột.

Thái hậu nói thêm, vừa nhiếc móc, vừa bó buộc Quang Tự hoàng đế phải theo ý kiến mọi người.

- Hoàng thượng nghe lời ông sư phó khai chiến với Nhật, nay đã thành chuyện bại quân nhục nước, ấy thế mà còn không mau mau giảng hoà với họ, ý còn muốn đợi đến khi giặc đến chân thành cắt đất xin hàng nữa chăng. Ôi! Lúc đó hoàng thượng dù có hối, ta e đã quá muộn rồi!

Quang Tự hoàng đế đã từ lâu thường nghe những lời ỉ oi, nhiếc móc tương tự như câu nói trên, hơn nữa lại thấy mình lực lượng quả đơn chiếc khó thể cưỡng lại mọi người, đành chỉ còn cách sai Lý Hồng Chương làm nghị hoà toàn quyền đại thần mở một cuộc hoà đàm với sứ thần Nhật Bản là Y Đằng Bác Văn. Đây là cuộc nghị hoà lần thứ nhất giữa Nhật và Trung Hoa trong cuộc xung đột còn dài về sau.

 
 


Thái hậu Từ Hy (慈禧太后 (1835–1908))
 
 Lý Hồng Chương
Chiến tranh Trung-Nhật thứ nhất, các trận và các lần di chuyển quân chính 
 
Chiến tranh Trung-Nhật1894-1895

Hải quân Nhật Bản

Tham chiến chính Japanese Navy Ensign
Hộ tống hạm
Matsushima(kỳ hạm)
Itsukushima
Hashidate
Naniwa
Takachiho
Yaeyama
Akitsushima
Yoshino
Izumi
Tuần dương hm
Chiyoda
Thiết giáp hộ tống
Hiei
Kongō
Chiến hạm bọc thép
Fusō


 Ito Sukeyuki là Tư lệnh Hạm đội liên hợp.

Matsushima, kỳ hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến tranh Trung-Nhật.

Hải quân Nhật Bản
 Hải quân Nhật tập trung trong một hạm đội gôm có 12 chiến hạm hiện đại  : Tuần dương hạm Takao, Tuần dương hạm Izumi  được bổ sung trong thời gian chiến sự, 22 tầu phóng ngư lôi lôi, và rất nhiều thương hạm vũ trang và tàu thủy được chuyển thành tàu chiến. Tàu chiến của Nhật phần lớn đã được đóng tại các xưởng tàu của Anh và Pháp. Nhật Bản cũng chủ trương sử dụng các tàu chiến nhỏ, chạy nhanh, đặc biệt là tuần dương hạm và tàu phóng lôi, chống lại các tàu chiến lớn. Được xây dựng theo mẫu Hải quân Hoàng gia Anh, Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân không chỉ thiên về kỹ thuật quân sự hiện đại mả còn dựa trên một đội ngũ những quân nhân thiện chiến trong đánh trận trên biển .

Hạm đội Bắc Dương Trung Quốc

Hạm đội Bắc Dương Trung Quốc trước Chiến tranh Trung- Nhật vẫn được coi là lực lượng hải quân mạnh nhất châu Á và có vị trí lớn trên thế giới. Hạm đội này gồm chủ yếu là các thiết giáp hạm nhập khẩu từ Đức và Anh. Khi kỳ hạm Định Viễn và Trấn Viễn được mua từ Đức, sức mạnh vượt trội của Hạm đội Bắc Dương là hiển nhiên, vì Đức là một cường quốc đang rất mạnh trong việc xây dựng hải quân hiện đại theo xu hướng mới.
 
Theo thống kê thì Hạm đội Bắc Dương Trung Quốc gồm chủ yếu là :
 
Hạm đội Bắc Dương Cờ của Nhà Thanh Lực lượng chính
Đại chiến hạm Đại chiến hạm Định Viễn (kỳ hạm), Đại chiến hạm Trấn Viễn
Thiết giáp hạm Thiết giáp hạm Kinh Viễn, Thiết giáp hạm Lai Viễn
Hộ tống hạm Hộ tống hạm Chí Viễn, Hộ tống hạm Tịnh Viễn
Tuần dương hạm Phóng lôi hạm (Torpedo Cruisers) Tế Viễn, Tuần dương hạm Quảng Bính, Tuần dương hạm Siêu Dũng, Tuần dương hạm Dương Uy
Tuần dương hạm ven biển Tuần dương hạm Bình Viễn
Hộ tống hạm hạng nhẹ Hộ tống hạm Quảng Giáp


Định Viễn, kỳ hạm của Hạm đội Bắc Dương


 Pháo hạm Trấn Viễn của Trung Quốc
 


Hải chiến Hoàng Hải
Sau khi tiêu diệt Hạm đội Bắc Dương Trung Quốc. người Nhật đã khẳng định được quyền thống trị của mình trên mặt biển vùng này. Hòa ước Mã Quan nhục nhã ký ngày 17 tháng 4 năm 1895 đã buộc nhà Thanh, Trung Quốc phải công nhận sự độc lập hoàn toàn của Triều Tiên, nhượng lại bán đảo Liêu Đông cho Nhật Bản . Nhà Thanh cũng phải trả cho Nhật Bản 200 triệu lượng bạc bồi thường chiến phí, cho phép tàu của Nhật tiến vào sông Trường Giang, mở các nhà máy gia công ở các cảng và mở cửa nhiều cảng nữa cho ngoại thương.
 

Tác giả: Hứa Tiếu Thiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất