06:35 ICT Thứ sáu, 20/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 621

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 617


Hôm nayHôm nay : 54397

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2611944

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58030985

Trang nhất » Tin Tức » Tri thức

Quang cao giua trang
top

Edgar Degas họa sĩ của các vũ nữ

Tác giả: Vũ Chí Thiện - Thứ hai - 08/12/2014 09:26
Edgar Degas  (19/7/1834 - 27/9/1917)

Edgar Degas (19/7/1834 - 27/9/1917)

Khó mà có thể cắt nghĩa được vì sao một người vẽ về phụ nữ tuyệt vời như Edgar Degas lại không lập gia đình. “Tôi không muốn mỗi khi hoàn thành tác phẩm lại bị một người vợ nào đó nêu các ý kiến nhận xét”. Ông nói vui như vậy. Rồi lại thanh minh: "Tôi sợ những lời khen tặng của bạn đời sẽ làm thui chột khả năng sáng tác. Những lời khen có thể làm tôi tự mãn". Tuy vậy, chắc hẳn ngay cả các bà vợ nghiêm túc lắm cũng không thể không ghen với những phụ nữ huyền ảo trong tranh của Degas.

Edgar Degas sinh năm 1834 tại Paris. Khác với phần lớn các họa sĩ nổi tiếng cùng thời khác luôn phải sống trong nghèo túng, Degas là con cả trong một gia đình của một ông chủ nhà băng giàu có. Chàng sinh viên luật Degas ngay từ đầu đã không chăm chú học hành và tra cứu về lịch sử pháp quyền mà chỉ lang thang trong phòng hòa âm của các rạp hát opera và những bảo tàng tranh. Ông mang giá vẽ đi sao chép các tác phẩm hội họa mà mình yêu thích, rồi cố rút ra từ chúng những nét tinh tú nhất. Từ bỏ ngành luật ông theo học Mỹ Thuật tại trường Mỹ thuật nổi tiếng École des Beaux- Arts Paris, Pháp và và sau là tại Ý.
Chịu ảnh hưởng phong cách biểu cảm của  Ingres và lối sử dụng màu sắc của Delacroix, ông là một trong những trụ cột nổi tiếng của trường phái ấn tượng, người đồng thời với Vincent Van Gogh và Edouard Manet. Từ năm 1865 ông tham gia đều đặn các cuộc triển lãm tại Salon Paris, tại đây ông chơi rất thân với Edouard Manet và rõ ràng họ đã chịu ảnh hưởng lẫn nhau khá nhiều.
Degas cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi phong cách hội họa phương Đông, đặc biệt là các tranh khắc gỗ và kỹ thuật đồ họa Nhật bản. Người ta thấy trong tranh của ông chút huyền ảo của màu sắc phương Đông, một không gian bị nén lại với các mảng khối chắc chắn và những đường viền tạo dáng được chọn lựa kỹ càng.
Degas là một họa sĩ nổi tiếng với các bức tranh diễn tả các cảnh trường đua ngựa, nhà hát opera, các tiệm cà phê, âm nhạc, hoặc trong các khuê phòng. Tuy nhiên, ông được biết đến nhiều bởi những bức tranh về phụ nữ, đặc biệt là các nữ vũ công. Lúc sinh thời không ít người cho rằng, những phụ nữ trong tranh ông không xinh đẹp, nó gầy guộc và không nhiều nữ tính thuần khiết. Có người còn độc đoán suy luận rằng có lẽ ông không ưa phụ nữ hoặc có thể còn sợ phụ nữ nên mới vẽ như vậy. Sau này có nhà phê bình thậm chí  còn cho rằng ông là người đồng tính.  
Tuy nhiên chỉ một vài năm sau ngày ông mất và khi mà các xu hướng nữ quyền phát triển mạnh, người ta mới lại càng nhận thấy các nét của phụ nữ trong tranh của ông là đẹp tuyệt vời. Là người say mê nghệ thuật Opera, Dega đem tất cả những gì mà ông cảm thụ từ nghệ thuật này vào tranh, đặc biệt là hàng loạt các bức tranh nổi tiếng vẽ các vũ nữ. Một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của ông là bức  “The Dance Class”  đã được ông vẽ từ những bản ký họa các nữ vũ công Ba Lê mà ông ghi lại từ chính studio tranh của mình. Các vũ nữ trong tranh Degas thưởng mỏng manh, những cánh tay mềm mại như cành bướm vươn nhẹ lên trong một không gian hết sức huyền ảo.
Degas cảm nhận về phụ nữ bằng một thứ linh cảm thật đặc biệt, một sự trìu mến đầy thương cảm, những tà áo trắng, điểm một chut phớt hồng hoặc một chút vàng nhẹ khiến ta luôn có cảm tưởng chỉ cần một chút động chạm nhẹ nhàng, ta cũng có thể khiến nó tan biến đi. Các vũ nữ trong tranh của Degas có thể khiến ta cảm nhận được sự chân thực của cái điều hoang đường mà ngày xưa người ta đã miêu tả về một nàng Triệu Phi Yến có thể múa nhẹ nhàng tới mức ai cũng có thể nâng nàng lên bàn ta khi nàng múa...
Ánh sáng trong các tranh vũ nữ của Degas cũng thật lạ lùng. Nó không hồn nhiên, chói lòa, không sao chép từ những gì có thực trong tự nhiên mà là hư hư thực thực như trong các giấc mơ. Đây là thứ ánh sáng được tạo dựng và cảm nhận từ những xúc động rất riêng của Degas, từ những gì ông thu nhận được trong các tia khúc xạ nhiều chiều của ánh đèn sân khấu, phảng phất qua không gian của hương phấn, phông màn, ánh mắt, bờ môi, giọng nói, tiếng cười trong những vở diễn...
Những năm cuối đời, mắt Degas rất yếu, dường như ông không nhìn thấy gì được nữa. Ông vẽ và cảm nhận đường nét và màu sắc hoàn toàn bằng cảm tính. Trong hoàn cảnh này, ông ít vẽ sơn dầu và chuyển sang sử dụng phấn màu vẽ trên giấy. Có lẽ khi mà thị lực yếu dần đi  thì những cảm nhận của Degas về hội họa lại như phong phú thêm, sâu lắng thêm. Chất huyền ảo trong tranh của ông dường như bay bổng hơn.
Nếu như trước đây để có sự huyền ảo trong các tranh về vũ nữ Degas bảo : “ Tôi phải tránh nhìn họ trực diện, đi đâu đó, rồi quan sát họ qua lỗ khóa”, thì khi chỉ có thể nhìn thấy họ qua tâm thức ông lại càng diễn đạt họ đẹp hơn.  Đến nay vẽ phụ nữ trong ánh đèn sân khấu vẫn không có họa sĩ nào có thể sánh được với ông. Ông mất năm 1917, khi phong trào nữ quyền đã bắt đầu trở thành một chủ thuyết.
 

Tác giả: Vũ Chí Thiện

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất