11:33 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 504


Hôm nayHôm nay : 60468

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1924914

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33261335

Trang nhất » Tin Tức » Tri thức

Quang cao giua trang
top

HỘI THỔI CƠM THI

Tác giả: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc - Thứ hai - 15/12/2014 08:15
*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Câu hỏi : “Kính thưa các bác, các cô chú trong tòa soạn tạp chí “Truyền thống và phát triển”, cháu nghe nói nhiều về phong tục thi thổi cơm mà không biết nó diễn ra ở đâu và như thế nào. Bây giờ mọi người toàn nấu cơm bằng nồi điện,Cơm không ngon. Vì thế, cháu rất muốn có dịp được tham gia hội thi này để học tập...”
                                                Cháu Hoài Linh –Đống Đa Hà Nội
Trả lời :  Cháu Hoài Linh thân mến, cháu quả là một bạn trẻ có tâm hồn dân tộc. Thi thổi cơm là một truyền thống tốt đẹp, đề cao tinh thần tôn trọng lao động của người Việt. Nó thường được tiến hành ở nhiều vùng nông thôn nước ta vào những dịp xuân về hoặc những lúc được mùa. Dưới đây, để trả lời câu hỏi của cháu, tòa soạn xin trích đăng bài viết của học giả Nguyễn Vinh Phúc, miêu tả về một hội thi thổi cơm tại làng Thị Cấm, Hà Nội. Hy vọng cháu sẽ vui khi đọc bài này. Chúc cháu học giỏi và nấu cơm ngon.              
                                          Tòa soạn “Truyền thống và phát triển”


      Làng Thị Cấm nay thuộc huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội. Từ nội thành theo đường 32, qua cầu Diễn (km8), dẽ tay trái đi dọc sông Nhuệ 3km là tới nơi.
      Làng này thờ ông Phan Tây Nhạc, tương truyền là tướng của vua Hùng thứ 18. Ông từng đóng quân ở Thị Cấm có tổ chức cho quân lính thi thổi cơm. Sau khi ông mất dân làng tôn ông làm thành hoàng và hàng năm vào ngày mồng 8 tết mở hội thổi cơm thi để nhắc nhở tích xưa.
      Sáng ấy mọi nhà sắm sửa lễ vật mang ra đình. Trên cao cờ thần bay. Dưới thấp trống đánh từng nhịp, người tấp nập. Chấm thi là một hội đồng bao gồm các quan chức sắc và một số người sành về khảo sát chất lượng cơm thi của dân làng.
      Cả làng có bốn giáp. Mỗi giáp cử một đội quần trắng, áo the, thắt lưng mầu, mỗi giáp một mầu để dễ phân biệt.
      Giúp vui cho hội thi có phường bát âm tấu nhạc, đánh trống, đánh chiêng và khi kết thúc một công đoạn có đốt pháo mừng. Cuộc thi chia làm 3 công đoạn:
    1 -Thi chạy lấy nước: Mỗi giáp cử một người chạy lấy nước. Xuất phát từ một đồn binh tượng trưng được dựng bằng tre lá ở khu vực đình, chạy đến bờ sông Nhuệ (đường dài gần 1000 mét). Ở đó có sẵn 4 chiếc lọ bằng đồng đã đầy nước để đợi người chạy đến mang về thổi cơm. Ai lấy được be nước trở về nơi xuất phát trước tiên thì người đó được giải nhất về công đoạn chạy (cũng có nghĩa là cả giáp của người ấy được giải nhất).
    2 -Thi kéo lửa: Mỗi giáp cử hai người kéo lửa. Dụng cụ gồm các thanh tre già và thanh dang già. Một nắm rơm vò nát và bùi nhùi. Để kéo ra lửa, người ta lấy hai thanh dang kẹp vào bùi nhùi, dùng hai thanh tre ốp một mảnh trên và một mảnh dưới, giữ chắc hai đầu rồi hai người kéo co cho cật dang cọ sát vào cật tre nhiều lần. Khi nào thấy có khói lên thì dừng lại và thổi. Lửa bùng lên, dùng lửa ấy thổi cơm. Giáp nào kéo được lửa trước thì được giải nhất về công đoạn kéo lửa. Công đoạn này có thể là diễn tả lại nỗi vất vả của người xưa trong việc tìm lửa thô sơ trước đây.
    3 -Thi thổi cơm: Có 3 công đoạn liên hoàn như sau:
             - Giã thóc, sàng thóc lấy gạo.
             - Giã gạo, lấy gạo trắng.
             - Thổi cơm.
             Tiêu chuẩn đoạt giải:
             - Cơm chín dẻo và trắng, không có hạt cơm đớn và sượng.
             - Mở đầu, mỗi giáp cử ra 6 người. Hai người giã thóc bằng chày gỗ (dài một sải tay) cối gỗ (hoặc cối đá). Sau đó hai người sàng sảy và lại giã. Khi gạo đã trắng thì lấy một lượng gạo đủ thổi một bát cơm cúng, bỏ vào nồi đất để nấu. Đun bếp bằng rơm. Dùng tro rơm vùi kín nồi để cho cơm chín. Để kéo dài thời gian cho cơm chín nục, các giáp thường đốt vun nhiều đống tro rơm buộc người chấm phải mất công tìm kiếm. Việc ngụy trang này do người cuối cùng đảm đương.
      Thời gian dành cho người thi thổi cơm kéo dài khoảng 2 giờ. Kết thúc phần thổi cơm thì là việc công bố và trao giải cho giáp nào đạt nhiều giải nhất qua 3 công đoạn.  
                                                          
                                         Trích lại từ sách  “Hà Nội thành phố nghìn năm”

 

Tác giả: Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất