16:05 ICT Thứ hai, 16/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 356

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 348


Hôm nayHôm nay : 91022

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2227261

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 57646302

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
Đúng 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của quân Giải phóng đã tiến vào dinh Tổng thống, sào huyệt cuối cùng của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất hoàn toàn đất nước. Ảnh: Văn Bảo-TTXVN

Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh (26 đến 30/4/1975) là đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh là thắng lợi vĩ đại nhất, trọn vẹn nhất, kết thúc 30 năm chiến tranh lâu dài, gian khổ chống ngoại xâm của dân tộc ta, đưa cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn bạc kế hoạch tổng tiến công 1975 cùng các cán bộ Tổng hành dinh. Ảnh tư liệu.

Những bức điện mật từ Tổng hành dinh

Từ Tổng hành dinh trong Hoàng thành Thăng Long, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh và Bộ Tổng tham mưu đã ngày đêm bàn bạc, phát đi những mật lệnh, chỉ đạo cuộc tổng tiến công năm 1975 giành thắng lợi, thống nhất đất nước.

Giáo sư Trần Đại Nghĩa tên thật là Phạm Quang Lễ, sinh ra tại làng Chánh Hiệp, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).

Trần Đại Nghĩa - 'ông Phật làm súng'

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp dự Hội nghị Fontainebbeau. Trong thời gian ở Pháp, với sự hấp dẫn diệu kỳ và sức hút cảm hóa đặc biệt của mình, Bác Hồ đã thu hút được đông đảo kiều bào ta nói chung và trí thức Việt kiều nói riêng xin được về nước phục vụ kháng chiến. Trong số đó có người trí thức trẻ sau này được mệnh danh là “ông Phật làm súng” - Thiếu tướng, Giáo sư, Viện sĩ, Anh hùng lao động, Bộ trưởng Trần Đại Nghĩa. Ông sinh ngày 13/9/1913.

Đại biểu tham dự họp báo

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức họp báo

Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) lần thứ VII- nhiệm kỳ 2015 – 2020. Ngày 15/4/2015 tại Hà Nội, LHHVN đã tổ chức họp báo công bố dự thảo văn kiện Đại hội, nội dung chương trình đại hội và kế hoạch truyền thông chào mừng Đại hội. Tới dự và chủ trì buổi họp báo về phía lãnh đạo LHHVN có ông Phạm Văn Tân – PCT kiêm Tổng Thư ký , PCT - Phan Tùng Mậu và các phóng viên báo đài trong hệ thống báo chí LHHVN, Trung ương và Hà Nội.

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

THÔNG CÁO BÁO CHÍ

Hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) lần thứ VII nhiệm kỳ 2015 – 2020. Ngày 15/4/2015 tại trụ sở LHHVN 53, Nguyễn Du, Hà Nội, - LHHVN đã tổ chức họp báo công bố Dự thảo văn kiện Đại hội VII, Chương trình Đại hội và kế hoạch truyền thông chào mừng Đại hội. Ban Biên tập trang tin điện tử vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí của buổi họp báo:

Minh họa: Ngọc Diệp

Thôn nghèo và món quà hoành tráng của huyện

Liệu cái cổng chào mà huyện tặng, có làm được điều gì đó cho đồng bào như ông trưởng phòng VHTT nói trong công cuộc bảo tồn văn hóa dân tộc khi mà cuộc sống của hơn một nửa hộ dân trong thôn còn nghèo khó?

Hà Nội xưa tràn ngập cây xanh

CÂY XANH LÀ HỒN NGƯỜI- CÂY XANH LÀ VĂN HÓA

“Cần phải ứng xử một cách văn hóa với môi trường. Mọi sinh linh không phải đơn thuần chỉ là cỏ, là cây, là con ong cái kiến . Hãy nhìn nhận và chăm sóc chúng một cách nhân văn, nhân đạo bởi vì trong môi trường cộng sinh chung của muôn loài, chúng ta chính là những con người”.

GS  Đặng Cảnh Khanh

Giáo sư Đặng Cảnh Khanh: "Làm cho người khác hạnh phúc cũng là một niềm hạnh phúc"

Nhân Ngày Quốc tế hạnh phúc (20-3), GS Đặng Cảnh Khanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, một chuyên gia xã hội học, đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân về ý nghĩa của ngày này.

GS Bùi Đình Thanh

VỀ KHÁI NIỆM PHÁT TRIỂN

Giáo sư Bùi Đình Thanh là một trong những cây đại thụ của làng xã hội học Việt Nam, một nhà xã hội học có uy tín trong giới nghiên cứu xã hội học thế giới. Ông là một cuốn từ điển bách khoa về xã hội học. Tư duy khoa học của ông vừa rộng mở, vừa sâu sắc. Ông có thể diễn giải tất cả các vấn đề phức tạp của xã hội học một cách giản dị và dễ hiểu, điều mà chỉ những người có kiến thức thật uyên thâm mới làm được. Để minh chứng cho điều này, tòa soạn xin giới thiệu cùng độc giả một trong những bài viết của ông có liên quan đến tư duy phát triển.

Bài báo tiếng Pháp của Tướng Giáp viết năm 15 tuổi

Bài báo tiếng Pháp của Tướng Giáp viết năm 15 tuổi

Bà bạn Mỹ Lady Borton là nhà hoạt động xã hội và nhà văn, gắn bó với Việt Nam hàng chục năm nay. Bà đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử và văn học Việt Nam hiện đại.

Bài văn tế lương dân chết đói của giáo sư khắc tại ngõ 559 Kim Ngưu

Những biểu hiện của sự suy đồi văn hóa qua con mắt của một độc giả

Tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người dân lên tiếng bằng quan điểm thẳng thắn và đúng đắn để ngăn chặn nguy cơ về sự suy đồi văn hóa ở một số người.

Thử giải mã câu đối của giáo sư Vũ Khiêu tặng Hoa hậu Kỳ Duyên

Thử giải mã câu đối của giáo sư Vũ Khiêu tặng Hoa hậu Kỳ Duyên

Gần đây, không ít người đã hỏi và bàn luận về câu đối mà giáo sư Vũ khiêu tặng hoa hậu Kỳ Duyên khi cô tới thăm ông vào dịp Tết. Các vị cao niên nho sĩ thì thâm thúy, viết đấy mà dường như cứ muốn để người ta tự cảm thụ lấy vậy, ai hiểu sao cũng được, họ chẳng quan tâm. Dẫu vậy thì với tôi, câu đối viết tặng Kỳ Duyên là một trong những câu đối hay, tinh tế và thâm thúy của giáo sư.

GS Vũ Khiêu cùng các con, GS, TS Đặng Cảnh Khanh; GS, TS Lê Thị Quý; cháu nội, Th.s Đặng Vũ Cảnh Linh thắp hương bàn thờ tổ tiên trong ngày 28 Tết.

Đón tết cùng gia đình Giáo sư Vũ Khiêu

Ngày tết tại gia đình Giáo sư Vũ Khiêu vẫn giữ phong tục tập quán và món ăn truyền thống như có bánh chưng, mâm ngũ quả, kiêng quét nhà...

(nguồn internet)

THỜ NGƯỜI CÓ CÔNG - TÂM LINH VÀ ĐẠO LÝ

Ít có dân tộc nào trên thế giới lại ghi ơn những người có nhiều công trạng đóng góp cho cộng đồng và dân tộc bằng cách đưa họ lên bàn thờ, phụng thờ họ như là thần thánh. Điều này mang ý nghĩa tâm linh hay đạo đức, ý nghĩa đền ơn, đáp nghĩa hay truyền thông, giáo dục ?

Ngôn ngữ của teen Việt (Ảnh: Internet)

NGÔN NGỮ GIỚI TRẺ TRÊN INTERNET

Ở Việt Nam, Internet chính thức được sử dụng từ 19/11/1997. Từ khi internet du nhập vào nước ta, sự phát triển của dịch vụ này tăng lên nhanh chóng. Tính đến 12/2011, theo báo cáo của Tổng cục Tống kê số thuê bao Internet băng rộng trên cả nước ước tính đạt 4,2 triệu, tăng 16,1% so với năm 2010. Theo đó, số người sử dụng Internet tại Việt Nam là 32,6 triệu người, tăng 22%. Điều này cho thấy sự bùng nổ một cách nhanh chóng của dịch vụ Internet ở nước ta. Sự bùng nổ này đã có những tác động mạnh mẽ đến đời sống của con người, đặc biệt là giới trẻ. Internet đã trở thành một phương tiện rất quen thuộc không thể thiếu đối với đông đảo thanh, thiếu niên, nhất là ở các thành phố lớn. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tiện ích, tích cực, internet cũng tồn tại những “mặt tối” mà gia đình và xã hội cần quan tâm. Ngoài những tác động xấu mà báo chí đã nói tới nhiều như các trang web đồi truỵ, tán gẫu, ảnh khiêu dâm, nghiện gamesonline ...thì một trong những vấn đề đáng báo động đó là tác động của việc sử dụng internet đến những biến đổi về ngôn ngữ viết trong giới trẻ hiện nay.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Biển - Tính tiểu nông trong văn hóa biển của người Việt (Kỳ 3)

Chúng tôi cố gắng tìm một khái niệm để chỉ những nét đặc trưng cho văn hóa biển của người Việt, văn hóa của một vùng sinh thái mà cư dân ở đó vừa sống về khai thác những tài nguyên biển vừa sống bằng nông nghiệp (mà về cơ bản trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp còn mang tính chủ đạo nữa). Ở đây, chúng tôi tạm hài lòng với khái niệm văn hóa biển tiểu nông.

Quân đồn trú Pháp - Việt  chào cờ trên đảo Hoàng Sa. (Ảnh tư liệu)

Biển- với tính chất là thành lũy quốc phòng của người Việt (Kỳ 2)

Là một quốc gia luôn luôn bị ngoại xâm đe dọa, người Việt Nam bao giờ cũng coi bờ biển dài hàng nghìn cây số của mình như là một thành lũy an ninh quốc phòng quan trọng. Đột nhập vào Việt Nam từ biển thường vẫn là một hướng xâm lược quan trọng mà kẻ thù luôn lợi dụng.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Chúng ta vô tình bỏ quên giá trị văn hóa truyền thống

Sẽ tuyệt hơn nếu có sự góp mặt của các nhạc công trẻ trong những màn biểu diễn truyền thống để chứng tỏ chúng ta không bỏ quên những giá trị truyền thống làm nên bản sắc dân tộc.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

ĐỂ CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH LUÔN HẠNH PHÚC

Trong xã hội hiện đại, hiện tượng li dị và các hình thức tan vỡ khác trong hôn nhân là những “bi kịch” đau đớn, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng mang tính lâu dài và sâu sắc. Nó không những làm tan vỡ bao nhiêu “mái ấm gia đình” mà còn ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em cũng như cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội. Cho nên, một trong những mối quan tâm của các nhà nghiên cứu là: Làm sao cho những “bi kịch gia đình” ấy không có dịp diễn xuất. Làm thế nào để cho cuộc sống vợ chồng được thuận hợp, vuông tròn như câu trúc của chúng bạn trong ngày cưới “trăm năm hạnh phúc”. Điều này quả không phải là dễ nhưng cũng không phải không làm được. Bởi vì, có rất nhiều loại nghệ thuật ở một mức độ nhất định đều có thể học được vậy thì trong lĩnh vực gia đình, nghệ thuật làm vợ, nghệ thuật làm chồng lẽ nào không thể tìm hiểu, thử nghiệm và áp dụng được? Câu trả lời “có” hoàn toàn có cơ sở nếu các bạn có được những kiến thức cơ bản về ứng xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp cho các bạn một số kinh nghiệm trong lĩnh vực này:

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

CHA MẸ VỚI VIỆC HỌC HÀNH CỦA CON CÁI

Thời gian gần đây, hiện tượng trẻ em vi thành niên hư hỏng dẫn đến phạm pháp ngày một gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh quốc gia và sự tiến bộ phát triển của xã hội. Vấn đề này không chỉ là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ, đặc biệt là các gia đình đô thị mà còn là mối lo chung của toàn xã hội. Phải chăng hiện tượng đó là hậu quả của việc “khoán trắng” sự giáo dục, học tập của con trẻ cho nhà trường. Nhiều phụ huynh đã biến nhà trường thành “nhà giữ trẻ lớn” mà không biết rằng chẳng gì có thể thay thế được giáo dục gia đình. Bởi lẽ, gia đình, cha mẹ là trường học đầu tiên đối với cuộc đời mỗi con người, là môi trường xã hội hoá gần gũi nhất về không gian và lâu dài về thời gian có ảnh hưởng lớn tới sự hình thành, phát triển nhân cách con trẻ.


Các tin khác

  Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8  Trang sau
 

Hãy đặt mua Tạp chí Truyền thống và Phát triển

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất