05:19 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 361

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 360


Hôm nayHôm nay : 29364

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 493236

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60251970

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
NHÀ SÀN MƯỜNG

NHÀ SÀN MƯỜNG

Nhà sàn là loại hình phổ biến của nhiều dân tộc ở Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cư trú trên nhà sàn là truyền thống của nhiều dân tộc như Giarai, Êđê, Tày, Thái, Mường,v.v. Mặc dầu vậy, nhà sàn của người Mường vẫn có nhiều điều đặc biệt khác với nhà sàn của các dân tộc khác

GS-TS Thầy giáo Đặng Cảnh Khanh

VỀ BÀI HỌC LẤY DÂN LÀM GỐC CỦA CHA ÔNG TA

Quan điểm “dĩ nông vi bản”‘, lấy dân làm gốc được nhắc nhiều trong các sách vở nho giáo, từ Khổng Tử, Mạnh Tử, cho đến các nhà nho sau này. Tuy nhiên, lấy dân làm gốc không phải là sản phẩm sáng tạo của riêng nho giáo cũng như của người Trung Hoa. Quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng, của người dân, coi đó là thế bền chặt để dựng nước và giữ nước ngay từ buổi đầu đã là một nguyên tắc quản lý cốt lõi của người Việt và dân tộc Việt.

Đình Đông Thành

Đình Đông Thành

Đình Đông Thành là ngôi đình của làng Đông Thành trước kia thuộc tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, Phủ Phụng Thiên, kinh thành Thăng Long. Địa chỉ hiện nay: số 7 phố Hàng Vải, thuộc phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Tọa độ: 21.035299 N105.847865 E, cách Hồ Gươm chừng 600m về phía tây-bắc. Điểm dừng xe bus gần nhất: đoạn giữa phố Phùng Hưng (tuyến 01, 18, 23) và đoạn cuối phố Hàng Lược (tuyến 31).

Nghệ nhân Pờ Lóng Tơ hiện là người duy nhất trong cộng đồng người Hà Nhì ở Việt Nam còn lưu giữ được nguyên vẹn sử thi “P’huỳ ca Na ca”

SỬ THI – HÁ PÀ “PHUỲ CA NA CA” CỦA NGƯỜI HÀ NHÌ Ở MƯỜNG TÈ

Các dân tộc Việt Nam có một khối lượng sử thi đồ sộ mà ít quốc gia nào có được. Nếu như dưới thời Pháp thuộc, chỉ có hai tác phẩm sử thi Tây Nguyên được sưu tầm và công bố thì cho đến nay hàng trăm bản sử thi đã được sưu tầm. Tuy nhiên, theo như lời nhận xét của GS.Phan Đăng Nhật thì “nhiều dân tộc khác ở nước ta còn có thể có sử thi nhưng vẫn chưa được phát hiện” ; trong đó có các tác phẩm sử thi của người Hà Nhì.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Về khái niệm thiểu số và bản sắc của nhóm dân tộc thiểu số

Chính ý thức về dân tộc không phải chỉ là mầm mống của những sự phân biệt, chia rẽ giữa các dân tộc mà còn là cội nguồn cơ bản và tiến bộ để các dân tộc đoàn kết và gắn bó với nhau. Những ý thức về thiểu số không nhất thiết chỉ dẫn đến sự bó hẹp sự quan tâm tới những quyền lợi hẹp hòi của chính dân tộc mình. Một người chỉ có thể có lòng yêu thương chân chính với dân tộc mình khi họ biết tôn trọng lòng yêu thương chân chính của những người thuộc dân tộc khác với dân tộc ấy.

Trần Quốc Vượng: Thác là thể phách còn là tinh anh

NHẬN NHÌN BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

Có một thời người ta phủ nhận sự hiện hữu của một nền văn minh và văn hóa Việt Nam. Người ta xếp một cách đơn giản thế giới Việt Nam vào phạm vi ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc, và phạm trù của nền văn minh Trung Quốc. Người ta gọi Việt Nam là “ một nước Trung Hoa thu nhỏ lại” (une Chine en miniature)! Người ta tìm cội nguồn của dân tộc Việt Nam ở đâu đó bên Tàu, người ta xếp ngôn ngữ tiếng Việt vào gia đình ngôn ngữ Hán - Tạng (Sinotibétsin) và người ta coi người Việt Nam, cùng lắm, cũng chỉ là “Hán tộc nam chi”: (một cành nam của gốc Hán)

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

BÀN VỀ BẢN SẮC

Không biết có phải là một nghịch lý không, khi mà ở cực phía bên này, có rất nhiều nhà nghiên cứu phát triển đang đòi hỏi một sự về nguồn và bảo lưu những giá trị truyền thống, thì ở phía bên kia, với một số lượng cũng đông đảo không kém, người ta lại khẩn thiết yêu cầu mở cửa và toàn cầu hóa.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Công tác xã hội- NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐẠO LÝ

Nhân kỷ niệm ngày công tác xã hội thế giới lần thứ 17, giáo sư Đặng Cảnh Khanh có gửi cho chúng tôi một bài viết xung quanh vấn đề đạo lý của người làm công tác xã hội. Trong bối cảnh công tác xã hội đang phát triển không ngừng và trở thành một nghề không thể thiếu được của xã hội chúng ta, bài viết chắc chắn sẽ gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm. Xin trân trọng giới thiệu bài viết với bạn đọc.

Cơ hội phát triển trong một thế giới biến động

Cơ hội phát triển trong một thế giới biến động

Thế giới ngày nay đang bước vào những sự đổi thay to lớn, những sự đổi thay mà nhận thức của con người không phải lúc nào cũng có thể theo kịp.

Ông Đặng Văn Bài. Ảnh: HT.

PGS Đặng Văn Bài: 'Không nên vì bảo tồn mà cấm phát triển'

"Bảo tồn là phải phục vụ phát triển và ngược lại phát triển không thể bằng mọi giá mà hy sinh bảo tồn", PGS Đặng Văn Bài, Phó chủ tịch Hội di sản văn hóa Việt Nam nêu quan điểm khi Quảng Bình có ý định làm cáp treo vào Phong Nha - Kẻ Bàng.

Ảnh minh họa.

Kinh Gậy Thúc Ngựa trích từ Đại Tạng Kinh

Hạng người cuối cùng nói đến những người không chịu hối tiếc cho đến khi bị ốm nặng và đang trên bờ vực của cái chết.

GS. TS. Hoàng Chí Bảo

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN

Khi xem xét thế giới và tìm một cách ứng xử, chính các nhà tư tưởng, các bậc hiền triết thời cổ đại cũng từng nói rõ: “Tôi là một con người nên không có gì thuộc về con người lại xa lạ với tôi cả”. Điều đó hàm ý hướng tới con người là trung tâm và cần phải làm cho con người và sự sống tốt hơn, mang nhân tính hơn. Đó là mục tiêu của phát triển.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Tiến sĩ Việt chủ yếu muốn làm quan để kiếm "miếng"?

Không ít người muốn lên TS được làm lãnh đạo - làm sếp các cơ quan đơn vị, vừa có tiếng "làm quan cỡ bự", vừa có "miếng lớn khổng lồ"...

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

LUẬN ĐÀM VỀ VĂN HÓA ĐỌC

Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ trong đó có Việt Nam, cùng với nó là sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông hiện đại. Chưa bao giờ giới trẻ lại đứng trước những cơ hội lớn như hiện nay trong việc tiếp cận thông tin. Qua internet và các phương tiện truyền thông con người có thể tìm kiếm thông tin ở mọi lúc mọi nơi. Những phương tiện kĩ thuật hiện đại đã mở ra những cơ hội mới trong việc tìm kiếm thông tin nhưng đồng thời nó cũng đưa văn hóa đọc truyền thống đứng trước nguy cơ bị mai một.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Về khái niệm thiểu số và nhóm dân tộc thiểu số

Chính ý thức về dân tộc không phải chỉ là mầm mống của những sự phân biệt, chia rẽ giữa các dân tộc mà còn là cội nguồn cơ bản và tiến bộ để các dân tộc đoàn kết và gắn bó với nhau. Những ý thức về thiểu số không nhất thiết chỉ dẫn đến sự bó hẹp sự quan tâm tới những quyền lợi hẹp hòi của chính dân tộc mình. Một người chỉ có thể có lòng yêu thương chân chính với dân tộc mình khi họ biết tôn trọng lòng yêu thương chân chính của những người thuộc dân tộc khác với dân tộc ấy.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

BÀN THỜ GIA TIÊN

Vừa qua một số bạn đọc có gửi thư hỏi tòa soạn về cách thức lập bàn thờ gia tiên trong nhà như thế nào cho đúng với tập tục truyền thống. Để trả lời cho câu hỏi này, tòa soạn xin trích đăng dưới đây ý kiến của học giả Toan Ánh, một trong những nhà nghiên cứu có tên tuổi đã biên soạn rất nhiều sách về vấn đề này. Hy vọng những ý kiến của ông có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ thêm vấn đề

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

LÒNG HƯỚNG THIỆN TRONG TÂM THỨC CỦA CON NGƯỜI HIỆN NAY

Cái vô hạn của vũ trụ bao la, cái hữu hạn của thời gian trong vũ trụ và nguồn gốc của sự sống, khoa học chỉ mới sờ mó đến một phần bé nhỏ của đời sống tâm linh. Những “huyền bí” xung quanh thế giới con người là một nan giải không bao giờ chấm dứt. Trong đó, đời sống tâm linh luôn tồn tại và giúp con người hướng thiện.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Tính tiểu nông trong văn hóa biển của người Việt

Chúng tôi cố gắng tìm một khái niệm để chỉ những nét đặc trưng cho văn hóa biển của người Việt, văn hóa của một vùng sinh thái mà cư dân ở đó vừa sống về khai thác những tài nguyên biển vừa sống bằng nông nghiệp (mà về cơ bản trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp còn mang tính chủ đạo nữa). Ở đây, chúng tôi tạm hài lòng với khái niệm văn hóa biển tiểu nông.

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Tình người trong bữa cơm gia đình người Việt

Trong gia đình truyền thống Việt Nam, bữa cơm là nơi để các thành viên thể hiện sự quan tâm, yêu thương và gắn kết với nhau. Song trong xã hội hiện đại, sự bận rộn cùng với những thói quen ăn cơm tại các nhà hàng đã làm cho bữa cơm gia đình - một nét văn hoá truyền thống vốn quý của dân tộc đang dần trở nên xa lạ.


Các tin khác

  Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8  Trang sau
 

Hãy đặt mua Tạp chí Truyền thống và Phát triển

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất