10:48 ICT Thứ tư, 09/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 660

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 657


Hôm nayHôm nay : 75439

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1504589

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61263323

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học

Quang cao giua trang
top

Những biểu hiện của sự suy đồi văn hóa qua con mắt của một độc giả

Tác giả: Nguyễn Nhật Hồng - Thứ sáu - 06/03/2015 14:36
Bài văn tế lương dân chết đói của giáo sư khắc tại ngõ 559 Kim Ngưu

Bài văn tế lương dân chết đói của giáo sư khắc tại ngõ 559 Kim Ngưu

Tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người dân lên tiếng bằng quan điểm thẳng thắn và đúng đắn để ngăn chặn nguy cơ về sự suy đồi văn hóa ở một số người.

Gần đây có quá nhiều thông tin và các cuộc tranh luận trên Mạng xã hội (bao gồm Blog, Facebook, Twitter…) khiến cho một người dân bình thường như tôi cũng cảm thấy có quá nhiều điều đáng phải quan tâm, suy nghĩ. Vui có, buồn có và điều quan trọng là nhiều người dân đều đang đặt câu hỏi trình độ phát triển văn hóa của đất nước đang đi về đâu khi nguy cơ suy đồi văn hóa đã và đang diễn ra ở một số người được gọi là “anh hùng bàm phím”.
    Điều đáng tiếc là có một số người đang cố tình gây sự chú ý bằng cách viết bài hay góp các bình luận cá nhân một cách vô ý thức và thiếu trách nhiệm về các sự kiện đang diễn ra trên các trang thông tin, truyền thông, diễn đàn, mạng xã hội… đã góp phần gây ra sự đảo lộn về hệ giá trị, chuẩn mực của nền văn hóa dân tộc ta. Trên Mạng hiện nay chúng ta bắt gặp không ít các tin “rác” về cô người mẫu này, cậu diễn viên nọ có váy cưới, quần áo đắt tiền, mua nhà, mua xe, đi du lịch đâu đó hoặc thậm chí những trò cực kỳ lố lăng như khoe hàng, khoe thân, khoe của, đi phẫu thuật thẩm mỹ, sửa mũi, gọt cằm, nâng vòng này vòng nọ... Bằng cách đó, một số người Việt Nam đang tự hạ thấp trình độ văn hóa của mình và đầu độc giới trẻ về thẩm mỹ và nhân cách.
   Thời gian gần đây, dư luận lại ầm ĩ về việc GS Vũ Khiêu hôn má hoa hậu Kỳ Duyên và bình luận về câu đối của cụ tặng hoa hậu trong buổi gặp gỡ đông vui gia đình, đồng hương, bạn bè cuối năm. Đây là việc riêng tư giữa hai ông cháu, không phải là vấn đề gì ghê gớm, “quốc kế, dân sinh” hoặc chính trị gì nhưng đã bị những kẻ ác ý mang lên trên Mạng với ý đồ xấu xa rõ rệt. Việc họ đưa ra hình ảnh này mà không được sự đồng ý của giáo sư và hoa hậu đã là việc vi phạm pháp luật về quyền riêng tư của mỗi cá nhân khi quyền đó được nhà nước bảo hộ và tôn trọng. Viết đến đây tôi lại nhớ đến trường hợp công nương Diana đã phải chết vì bọn săn trộm ảnh cá nhân và bọn này đã bị cả thế giới lên án.
   Tôi không biết nước ta đang thực thi những điều luật bảo vệ quyền riêng tư của công dân như thế nào nhưng cũng xin đề nghị Quốc hội cần đưa ra thảo luận để có những chế tài xử phạt thích đáng những người cố tình lợi dụng truyền thông để xúc phạm danh dự, hạ uy tín của những người khác, nhất là với những người có tên tuổi, địa vị và có công với nước.

 

 Địa chỉ ngõ 559 Kim Ngưu nơi được coi là h ầm mộ tập thể của lương dân chết đói năm 1945 và có khắc bài văn tế của giáo sư Vũ Khiêu

    Cũng trong câu chuyện về giáo sư Vũ Khiêu, xuất hiện một người được dư luận cho là “đục nước béo cò”, là ông Trần Mạnh Hảo.
    Thử hỏi khi viết những dòng xúc phạm người khác rằng họ không phải là trí thức có bao giờ ông Trần Mạnh Hảo nhìn lại mình xem ông có phải là trí thức không và đã đóng góp gì cho dân tộc, khi dùng lời lẽ thô tục nói về một người từng giỏ bao nước mắt trên ngòi bút để viết  “Văn tế lương dân nạn đói năm 1945”, “Văn tế anh hùng, liệt sĩ cách mạng tháng Tám”, bản Minh chuông “Tưởng niệm 10 cô gái thanh niên xung phong hi sinh tại ngã ba Đồng Lộc”, và còn hàng ngàn tấm bia, câu đối ghi công, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ trải dọc các miền đất nước do giáo sư Vũ Khiêu biên soạn đã được in thành tập sách riêng. Rồi cả khi đã ngoài chín mươi tuổi, cụ vẫn lặn lội đến những vùng bom đạn xưa để cố tìm dấu vết mà khắc bia, viết bài tri ân những người đã khuất. Thử hỏi người tự cho mình là “trí thức” như ông Hảo có ngày nào đó hội đủ tài trí, đức độ để cầm bút viết được những áng văn hào hùng ca ngợi truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc của cha ông truyền đời cho con cháu như “Quốc văn giỗ tổ Hùng vương” hay “Phù đổng thiên vương phú” của giáo sư Vũ Khiêu được không?    
    Thật nực cười hơn nữa khi ông Trần Mạnh Hảo khẳng định giáo sư Vũ Khiêu lấy câu thơ đầu tiên trong bài Thanh Bình Điệu làm vế đối tặng hoa hậu Kỳ Duyên là “đạo văn”. Việc “tầm chương, trích cú”, mượn văn ngôn, mượn điển cố, điển tích nổi tiếng hợp bối cảnh để làm phong phú thêm sáng tác của các cụ xưa là việc làm khá phổ biến trong văn học. Điển hình như Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du đã mượn rất nhiều câu thơ nổi tiếng của Đỗ Mục, Bạch Cư Dị, Mạnh Giao, Lý Thương Ẩn, Thôi Hộ…để làm tiền đề, hoàn cảnh cho những câu thơ sáng tác sau đó như cụ Nguyễn Du viết “Trước sau nào thấy bóng người/Hoa Đào năm ngoái còn cười gió Đông” (Câu 2747-2748) là câu thơ lấy ý của Thôi Hộ: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/Đào hoa y cựu tiếu xuân phong” (Không biết mặt người ở nơi nào/ Hoa Đào vẫn cười trong gió Đông cũ). Nếu Trần Mạnh Hảo coi việc Giáo sư Vũ Khiêu mượn thơ Lý Bạch là đạo văn thì hầu hết các cụ đại văn hào trong nền thơ ca Việt xưa nay, kể cả cụ Nguyễn Du, không khéo cũng bị ông này xếp vào hàng đạo văn hết, trong khi đạo văn và mượn điển văn, điển tích là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt.

 

Bài văn bia của GS Vũ Khiêu trên Văn Miếu tr ấn biên Đồng Nai.j

   Thêm nữa, câu đối đã viết tặng riêng nhau là chuyện của hai người, có thể là chuyện đùa, chuyện vui của riêng họ. Họ có mang Lý Bạch hay Dương Quý Phi vào đây cũng là để vui trong buổi gặp gia đình. Có vậy thôi, Trần Mạnh Hảo sao lại tọc mạch thô lỗ như vậy vào chuyện ông cháu người ta, rồi suy diễn, xuyên tạc.
   Thực tế đất nước hiện nay đang đặt ra rất nhiều vấn đề lớn về phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho nhân dân, bảo vệ chủ quyền của tổ quốc khi kẻ thù đang rình rập. Người Việt không chỉ cần nâng cao dân trí, văn hóa mà còn cần phải đoàn kết, thống nhất, chung tay, chung sức để vượt qua khó khăn chứ không phải bỏ công sức và thời gian vào những cuộc tranh luận vô bổ, gây chia rẽ xuất phát từ ý đồ xấu, quan điểm ấu trĩ, kích động của một số người.
   Ở một xã hội phát triển, người dân có trình độ ngày càng cao sẽ phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, ai là người có tài năng và đạo đức, ai là kẻ ngu dốt, thiếu nhân cách, chuyên đánh bóng cho tên tuổi bị phủ bụi của mình. Đành rằng, những kiểu bài như của Trần Mạnh Hảo cũng chỉ là một thứ “tin rác” trên mạng thôi, chẳng có chút giá trị gì, nhưng dư luận vẫn cần lên án mạnh mẽ. Tôi tin rằng sẽ ngày càng có nhiều người dân lên tiếng bằng quan điểm thẳng thắn và đúng đắn để ngăn chặn nguy cơ về sự suy đồi văn hóa ở một số người./.

Tác giả: Nguyễn Nhật Hồng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất