*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)
(Guerrilla Girls)
Guerrilla Girls là một nhóm nữ nghệ sĩ ẩn danh. Họ lấy tên của những nữ nghệ sĩ đã chết làm bút danh và xuất hiện trong mặt nạ đười ưoi ở nơi công cộng để công chúng tập trung sự chú ý vào mình, vừa khẳng định tư tưởng chung thống nhất vừa mai danh ẩn tích. Với khuôn mặt đười ươi mạnh mẽ, cương quyết, gắn trên một cơ thể mềm mại uyển chuyển của phụ nữ, nhóm Guerrilla Girls đã tạo lập được vị trí của mình cả trong hoạt động nghệ thuật lẫn trong lĩnh vực đấu tranh vì sự bình đẳng giới.
Nhóm thành lập năm 1985, tại Hoa Kỳ với sứ mệnh quan tâm tới những nữ nghệ sĩ, đặc biệt là các nữ nghệ sĩ da màu. Nhóm cũng chỉ ra những sự thống trị lúc công khai lúc ẩn dấu của giới đàn ông trong lịch sử nghệ thuật, tạo ra sự bất bình đẳng giới trong lĩnh vực này.
Guerrilla Girls
Năm 1985, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại tại New York đã mở một cuộc triển lãm lớn có tiêu đề : “ An internation survey of Painting and Sculpture”. Không biết do chủ ý hay vô tình mà chỉ có 13 phụ nữ trên tổng số 169 nghệ sĩ được tham gia. Sự chênh lệch này đã trở thành động lực cho sự hình thành các hoạt động của nhóm hoạt động để chống lại sự phân biệt giới tính và phân biệt chủng tộc trong thế giới nghệ thuật, phim ảnh và rộng hơn là trong văn hóa .
Nhóm nữ nghệ sĩ ẩn danh đeo mặt nạ đười ươi đã nghiên cứu, thống kê về sự phân biệt đối xử đối với các nữ nghệ sĩ. Những phát hiện của họ được đưa đến với công chúng thông qua các tác phẩm nghệ thuật dí dỏm, áp phích, quảng cáo, các cuộc biểu diễn với những ngôn từ hài hước nhưng lại mang những thông điệp mạnh mẽ, truyền bá về các vấn đề nữ quyền, chứng tỏ cho công chúng thấy sự đối xử bất công và bất bình đẳng đối với phụ nữ.
Một số vấn đề mà nhóm đã phân tích như: những bức chân dung khỏa thân của nữ giới, lương không công bằng, thiếu các chương trình trợ giúp, thiếu sự đầu tư kinh phí, thiếu đại diện trong lịch sử nghệ thuật và rất nhiều các vấn đề về nghề nghiệp và gia đình. Phương pháp hành động trực tiếp của họ nhằm kích động sự phản ứng của xã hội thông qua các cuộc thảo luận và hy vọng sẽ làm thay đổi nhận thức và hành vi của xã hội về các nghệ sĩ nữ.
Ngoài việc xuất hiện với mặt nạ đười ươi tại bất cứ nơi nào và khi nào, họ còn sản xuất áp phích,giảng dạy tại các trường nghệ thuật, nói chuyện rộng rãi và tổ chức triển lãm nghệ thuật, đốt lửa trại, sinh hoạt ngoài trời. Nhóm cũng công bố các cuốn sách như: Confessions of Girls Guerrilla (1995), A history of the Movement và A Guerrilla Girl’s Bedside Companion to the History of Western Art ( 1998). Đến giữa những năm 1990, các hoạt động của nhóm đã bắt đầu mở rộng ra ngoài thế giới nghệ thuật để giải quyết các vấn đề khác như quyền sở hữu, bảo vệ môi trường, phá thai và sân khấu.
Một tấm pa-nô của nhóm Guerrilla Girls đòi quyền bình đẳng đối với các nữ nghệ sĩ với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ danh tiếng của Holywood Vào năm 2001, nhóm chia thành ba nhóm độc lập: Girls Guerrilla Tour, một nhà hát hành trình tập thể; Guerrilla Girls BroadBand, một phương tiện truyền thông kỹ thuật số nỗ lực; và Guerrilla Girls, tiếp tục tập trung vào nghệ thuật. Hoạt động của nhóm ngày càng cuốn hút đông đảo các nhà hoạt động nghệ thuật nữ tham gia.
Sự xuất hiện và phương thức hành động của Guerrilla Girls giúp cho thuyết nữ quyền có thêm một phương thức và cách thức hoạt động mới một vị trí quan trọng trên con đường xác lập sự bình đẳng về giới trong các hoạt động nghệ thuật.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://tadri.org là vi phạm bản quyền