15:01 ICT Thứ sáu, 13/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 483

Máy chủ tìm kiếm : 32

Khách viếng thăm : 451


Hôm nayHôm nay : 81348

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1787982

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 57207023

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
top

Uống nước nhớ nguồn

Tác giả: Trần Minh Thu - Thứ năm - 07/05/2015 21:34
Uống nước nhớ nguồn

Uống nước nhớ nguồn

Nhân kỉ niệm 61 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng 6 tháng 5 năm 2015, đại diện gia đình cố Đại tướng Hoàng Văn Thái là Đại tá Hoàng Quốc Hùng đến Trần Triều Bảo Điện (ở 100 Lê Duẩn, Hà Nội) dâng hương. Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam có tấm bia đá “Di tích lịch sử Trần Triều Bảo Điện”.

Cố Đại tướng Hoàng Văn Thái (tức Hoàng Văn Xiêm, sinh 1/5/1915), đảng viên năm 23 tuổi (1938); Trưởng đoàn học viên Việt Nam tại Trường Quân sự Liễu Châu (Trung Quốc); tham gia tổ chức Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân phụ trách công tác tình báo, tác chiến (1944); Hiệu trưởng Trường Quân chính kháng Nhật. Ngày 7 tháng 9 năm 1945, tại Bắc Bộ Phủ, theo sự đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp, Bác Hồ chỉ thị cho đồng chí Hoàng Văn Thái thành lập Bộ Tổng Tham mưu. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Ta vừa giành được độc lập, tự do. Cả nước đang tính xây dựng quân giải phóng và tự vệ để cùng toàn dân gìn giữ độc lập, tự do. Chính phủ Lâm thời đã quyết định tổ chức Bộ Quốc phòng, nay Đoàn thể (Đảng) lập Bộ Tổng Tham mưu để chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang cả nước. Bộ Tổng Tham mưu là cơ quan quân sự cơ mật của Đoàn thể, là cơ quan quan trọng của quân đội, có nhiệm vụ: … tổ chức nắm địch, nắm ta rõ ràng, bày mưu kế khôn khéo; tổ chức chỉ huy thông suốt, bí mật, nhanh chóng, kịp thời, chính xác để đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ cách mạng” . Nhận nhiệm vụ Bác Hồ giao, đồng chí Hoàng Văn Thái (mới 30 tuổi) trở thành Tổng Tham mưu trưởng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
 
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Tổng Tham mưu Trưởng Hoàng Văn Thái kiêm nhiệm Tham mưu Trưởng và Đảng ủy viên các chiến dịch Biên Giới (1950), Trung du (1951), Hòa Bình, Tây Bắc (1952), Thượng Lào (1953), Tham mưu trưởng chiến dịch Điện Biên Phủ (1953-1954, ở bên cạnh Tư lệnh Mặt trận Đại tướng Võ Nguyên Giáp).
 
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, tướng Hoàng Văn Thái  “nằm lót”  ở Quân khu 5 (làm Quyền Bí thư Khu ủy 5, Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5 và B2 (10/1967, Phó Bí thư Trung ương Cục, Phó Bí thư Quân ủy, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Miền). Bác Hồ đặt để tướng Hoàng Văn Thái như thế để thực hiện độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Cùng các đồng chí trong Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh Miền, tướng Hoàng Văn Thái đã vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân sự Việt Nam vào thực tiễn chiến trường, đồng thời đề xuất nhiều chủ trương, biện pháp đúng đắn làm cơ sở để Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương hạ quyết tâm chiến lược kịp thời, chính xác làm nên nhiều thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968);  nhiều chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Toàn Thắng, Chen La 1, Chen La 2 của địch; các chiến dịch tiến công Nguyễn Huệ, tiến công tổng hợp năm 1972,… Đặc biệt, ở cương vị Phó Tổng Tham mưu Trưởng thứ nhất, phụ trách tác chiến và chi viện chiến trường, tướng Hoàng Văn Thái đã đóng góp trí tuệ, tâm huyết xây dựng kế hoach tác chiến chiến lược giải phóng miền Nam trong giai đoạn kết thúc chiến tranh. “Đây là văn kiện kết tinh trí tuệ và tầm nhìn chiến lược của tập thể cơ quan chiến lược quân đội ta để cụ thể hóa quyết tâm của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương trong tạo thế, tạo lực cho toàn quân và dân cả nước nắm lấy thời cơ giành thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975.  Đại tướng Hoàng Văn Thái đã từng bước trưởng thành trên tất cả các cương vị được Đảng và Bác Hồ, nhân dân tin cậy giao phó, là một nhà chỉ huy quân sự mưu lược, “người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng).
 
Đại tá Hoàng Quốc Hùng dâng hương ở Trần Triều Bảo Điện là để tỏ lòng tri ân, tôn vinh Tổ quốc và Nhân dân vĩ đại, lòng biết ơn vô hạn Bác Hồ, anh linh các chiến sĩ đã quên mình vì hạnh phúc của nhân dân, vì tương lai tươi sáng của dân tộc.
 
          Lúc sinh thời, Trần Triều Bảo Điện vạn thế phúc thần  cũng là nơi cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến làm lễ tế trời đất, khai môn cung quốc chủ cho thế kỉ XXI, cầu quốc thái dân an. Buổi lễ kéo dài từ ngày 15 tháng 10 năm 1997 và kết thúc lễ là từ ngày 14 đến 16 tháng 11 năm 1997. Tới dự lễ, có cố Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Nhà văn Sơn Tùng, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Trung tướng Trần Quyết, Bình Dương, Bình Phương, các giới nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tôn giáo, cùng các tăng ni Phật tử và đồng bào Thủ đô.
 
          Vì độc lập dân tộc, năm Bính Tuất (1946), Bác Hồ đã đến Trần Triều Bảo Điện làm lễ cầu an, cầu hòa bình cho dân tộc Việt Nam. Bác lo cho dân gặp nạn binh đao, thì lấy gì kính lễ Thánh? Cụ gia chủ Đức Thịnh thưa: - “Cúng Thánh tổ là ở sự thành tâm, nải chuối thẻ hương Thánh cũng chứng cho”.

Tác giả: Trần Minh Thu

Nguồn tin: vanhien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất