04:54 ICT Thứ ba, 15/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 722

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 715


Hôm nayHôm nay : 35557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2472190

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 62230924

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển » Thời đàm

Quang cao giua trang
top

Úm ba la “nhà công” thành… nhà ông, “xe công” thành… xe ông!

Tác giả: Bùi Hoàng Tám - Thứ hai - 27/10/2014 10:16
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Chúng ta nên tính luôn tiền nhà ở vào lương bởi như vậy là công bằng với mọi đối tượng, vừa để tránh không còn hiện tượng “bám trụ kiên cường”, coi nhà của công là nhà “của ông”, như “của để dành” cho con cháu.


Một lần nữa, chuyện nhà công vụ lại được đặt ra nhưng lần này thì ở cấp cao hơn, đó là nghị trường Quốc hội.

Tại phiên thảo luận toàn thể tại hội trường về dự án luật Nhà ở sửa đổi ngày 24/10 vừa qua, nhiều đại biểu đã bày sự băn khoăn về chính sách nhà công vụ hiện nay.

Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) bày tỏ: “Ở các địa phương khác thế nào không biết, nhưng ở nội thành Hà Nội, các bộ không những được hỗ trợ 4 triệu đồng/tháng tiền nhà, mà còn không bao giờ lo mất điện, mất nước, chữa bệnh ở bệnh viện tốt, con cái đi học trường tốt...”.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đề nghị đưa một phần đối tượng vốn được hưởng chính sách nhà công vụ sang hướng tiếp cận thị trường nhà ở xã hội và đối tượng hưởng nhà công vụ chỉ là lãnh đạo cấp cao của Đảng, nhà nước trong thời gian đảm nhận chức vụ.

Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề xuất nên tính tiền nhà theo lương để tất cả mọi người đều được hưởng. “Chúng ta cứ lo xây dựng nhà công vụ nhưng nhiều người ở nhà thì chiếm nhà luôn thì rất khó” - ông Thuyền nói.

Cách đây hơn một tháng, tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách về dự thảo luật Nhà ở (sửa đổi) ngày 10/9, ĐB Lê Như Tiến đã thẳng thắn bày tỏ hiện chính sách nhà công vụ không đúng đối tượng. Vì thế thực tế, “nhà công vụ thành nhà "tư vụ", hết nhiệm kỳ, về quê rồi vẫn giữ, không chịu trả chìa khóa nhà”.

Còn ĐB Chu Sơn Hà khi đó cũng bày tỏ bức xúc khi so sánh hiện tại, nhiều khu công nghiệp công nhân phải thuê nhà với giá 24 ngàn đồng/m2, còn cán bộ ở nhà công vụ chỉ phải trả 600 ngàn đồng/100 m2, tức là chỉ 6 ngàn đồng/ m2.

Trao đổi với báo chí, ĐB. Lê Đình Khanh nói: "Nhiều cán bộ thừa tiền nhưng vẫn bám lấy nhà công vụ. Có những trường hợp hưởng lợi hàng chục tỷ đồng nhờ hóa giá nhà công vụ".

Đây là mức thu nhập kinh hoàng bởi con số “hàng chục tỉ đồng” mà ĐB. Khanh nói chắc chắn ít nhất cũng phải là 10 tỉ đồng trở lên. Thôi thì, cứ giả sử là 10 tỉ đồng vậy.

Một cán bộ được điều động từ địa phương về Trung ương công tác ít là một nhiệm kỳ 5 năm, nhiều có lẽ cũng chỉ khoảng ba nhiệm kỳ 15 năm công tác.

Nếu đem số “lợi nhuận” từ hóa giá nhà 10 tỉ đồng (như con số của ĐB. Khanh) chia cho 5 năm công tác thì mỗi năm 2 tỉ VND, chia cho 10 năm thì “lợi nhuận” là 1tỉ VND/năm mà chia cho 15 năm thì khoảng gần 700 triệu đồng/năm.

Như vậy giả sử với người một nhiệm kỳ 5 năm, mỗi tháng vị chi thu lợi khoảng 160 triệu đồng. Với người 10 năm thì khoảng 80tr/tháng và 15 năm khoảng 50tr đồng/tháng. Đó là chưa tính còn biết bao khoản thu nhập khác.

Chợt nhớ cách đây tròn hai năm (cuối tháng 10/2012), khi tiếp xúc với cử tri TP HCM, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói rất giản dị rằng khi nghỉ ông sẽ về quê, trả lại nhà cho Đảng. “Nhà tôi nhỏ thôi, 51m2, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào. Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”.

Một vị đứng đầu Nhà nước của một quốc gia ở một căn nhà có 51 mét vuông, khi về hưu vẫn trả lại nhà là một tấm gương sáng để cán bộ công chức cả nước phải học tập.

Trở lại với sáng kiến của ĐB. Thuyền, có lẽ chúng ta nên tính luôn tiền nhà ở vào lương bởi như vậy là công bằng với mọi đối tượng, vừa để tránh không còn hiện tượng “bám trụ kiên cường”, coi nhà của công là nhà “của ông”, như “của để dành” cho con cháu.

Tuy nhiên, một vấn đề cũng rất lo ngại là nếu như đã qui định thì phải thực hiện nghiêm túc, đừng như Quyết định 59 khoán xe công vào lương cho cấp thứ trưởng (ở cấp tỉnh là từ phó chủ tịch HĐND và UBND trở xuống) trở xuống nhưng đến nay đã hơn 7 năm trôi qua (5/2007 – 10/2014) mới có duy nhất một người thực hiện. Đó là ông Trần Quốc Thuận, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, hiện ông Thuận đã nghỉ hưu từ nhiều năm nay.

Tình trạng xử dụng xe công, nhà công có những biểu hiện rất lộn xộn.

Xin đừng để những “màn ảo thuật”, úm ba la “nhà công” thành nhà ông, xe công thành xe… ông!

 

Tác giả: Bùi Hoàng Tám

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất