17:41 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 486

Máy chủ tìm kiếm : 61

Khách viếng thăm : 425


Hôm nayHôm nay : 92321

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1956767

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33293188

Trang nhất » Tin Tức » Tri thức » Thông tin tư liệu

Quang cao giua trang
top

THỰC HƯ CHUYỆN CON RẮN

Tác giả: Nam Phong - Thứ hai - 17/11/2014 08:58
*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Rắn dữ và rắn hiền
 
Nói tới loài Rắn, chúng ta cần chia ra hai loại: rắn hiền và rắn dữ. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 3.500 loài rắn đã được phát hiện trên thế giới, trong đó có đến 300 loài mang nọc độc nguy hiểm. Châu Á là nơi có nhiều loài rắn độc nhất với 165 loài, kế đến là Châu Mỹ (chủ yếu là Nam Mỹ) với 91 loài, Châu Phi: 75 loài, Châu Đại Dương 80 loài và Châu Âu chỉ có 8 loài.
Cả hai loài rắn hiền và rắn dữ đều thuộc ngành bò sát (Raptiles), họ Ophidiens. Rắn hiền như rắn nước, rắn học trò... bơi lội thong thả nơi hồ ao, kiếm ăn tôm cá, ếch nhái. Loại rắn này dễ khiến người ta lầm lẫn với giống lươn (anguille).
Trong loài rắn dữ, tức là rắn độc, chúng ta không khỏi rùng mình khi nhắc tới: rắn hổ mà Tây phương gọi là Cobra, Naja tripudians, rắn hổ mang mà họ gọi là Bongare, Bungarus fasciatus, rắn lục mà họ gọi là Serpent vert, Serpent bananier, Trimeresurus, rắn đẻn mà họ gọi là Vipere lachesis...
 Nhưng mà con rắn dễ sợ và nguy hiểm nhất, dài tới 4 thước, là con Ophiophagus elaps, hay là Naja hamadryas, sinh sản khá nhiều bên Ấn Độ. Rắn này có khả năng rượt theo người để cắn chết. Tuy thế, theo truyền thuyết, cũng con rắn đó đã tự ý quấn thân nhiều vòng, để làm thành một cái bệ cao, chịu cho Đức Phật an tọa lên trên, để tham thiền nhập định. Điều đó không chỉ tránh cho Ngài khỏi bị bệnh tê thấp mà còn đồng thời khiến cho một trong những con vật hung dữ nhất có điều kiện để “cải tà quy chính” chịu sự thuần phục hoàn toàn  đối với thần lực vô lường của Ngài[1]
 
(Rắn độc Gaboon - Bitis gabonica)
 
Răng rắn: Bộ răng nanh (fangs) của Rắn là một vũ khí sinh học rất phức tạp và hiệu quả nhất trong tất cả các loại động vật. Răng nanh trực tiếp dẫn và nối với các túi nọc độc (venom) nằm dưới hàm. Nếu cho miệng một con Rắn độc cắn thử vào cạnh của một cái ly thủy tinh, chúng ta sẽ thấy nọc độc cứ phun ào ào ra từ bộ răng nanh độc đáo này, nhìn mà phát sợ.
 
Rắn ăn thịt rắn: Tất cả các loài rắn đều ăn thịt. Chúng có thể ăn cả những con rắn khác và những động vật có vú, động vật nhỏ như thằn lằn, chim, trứng các loài khác hay sâu bọ. Một số loài có nọc độc để giết chết con mồi trước khi tiêu thụ. Một số loài khác thì xiết mồi đến chết. Thậm chí có những loài rắn nuốt sống cả con mồi. Rắn nhỏ có thể nuốt trọn một con Rắn lớn hơn chính thân thể nó (hay các con thú lớn hơn).
 Giáo Sư Kate Jackson của Đại Học Toronto, Canada, đã quan sát và ghi lại qua “video” trọn vẹn cảnh một con Rắn nhỏ nuốt trọn nguyên con một con Rắn khác lớn xác hơn nó. Con Rắn nhỏ dùng cái hàm của nó mở rộng toác ra chụp vào đầu con Rắn lớn như cái vợt bắt cá. Sau đó nó dồn cả hệ thống xương sống của nó xếp lại như dạng một cái đàn “accordion” để từ từ kéo rút trọn vẹn con Rắn lớn vào bụng nó một cách thật chuyên nghiệp!
Rắn mẹ thường ăn thịt con của mình. Rắn mẹ “xơi tái” bớt đi một số con của nó sau ngay khi con nở ra. Theo một tài liệu khảo cứu mới đây của 2 Giáo Sư Estrella Morcino và Kirk Setser của Đại Học Granada, Tây Ban Nha, Rắn mẹ sau khi sinh nở, vì còn yếu không đủ sức và thời giờ đi tìm mồi, sẽ ăn những Rắn con không sống sót (chết yểu) để lấy lại sinh lực (!) Kết quả khảo cứu cho thấy, trung bình, Rắn mẹ ăn độ 11% số trứng và Rắn con bị chết sau khi sinh nở. Sự khảo cứu cũng cho thấy chỉ có Rắn mẹ (con cái) là ăn thịt Rắn con thôi!
 
 
(Rắn mi mắt vàng - Golden Eyelash Viper. Nếu nhìn ngang thì mi mắt cũng dễ tưởng là mào)
 
Rắn bay: Một số loại rắn đặc biệt có khả năng lướt nhanh, hầu hết là thuộc chi Chrysopelea. Chúng có khả năng phóng/bay rất xa, khoảng 13,7 mét trong không khí. Một số loài rắn có thể bay như người Dơi. Mặc dù không có cánh vậy mà Rắn có khả năng bay (aerial locomotions) rất cao. Vậy, Rắn bay bằng cách nào? Giáo Sư Jake Socha của Đại Học Chicago (University of Chicago), Hoa Kỳ, cho biết: Đầu tiên, Rắn căng bẹt dẹp các xương sườn (ribs) của cơ thể từ đầu đến đuôi giống như hình dạng một cái “Frisbee.” Rồi Rắn cho rơi tự do từ trên cành cao. Khi đang rơi, thân mình Rắn uốn theo hình chũ “S” bằng cách di chuyển cái đầu từ bên này qua bên kia (“side to side”) đồng thời giữ cơ thể song song với mặt đất. Rắn cứ giữ cái dạng chữ “S” uốn từ bên này qua bên kia (“side to side”) như vậy để giữ thế bay… và rồi sẽ tìm một điểm đáp, có thể là một cành cây rồi lại tiếp tục rơi từ cành này xuống cành thấp hơn…


(Rắn voi - Rhynchophis boulengeri)
Sự tiến hóa của loài rắn: Sự phát sinh của loài rắn được biết rất ít do một thực tế là bộ xương rắn rất nhỏ và dễ vỡ, khiến cho việc tạo thành hoá thạch khó xảy ra. Tuy nhiên, có sự thống nhất chung trên cơ sở hình thái học: Loài rắn tiến hoá từ tổ tiên của loài thằn lằn. Nghiên cứu gần đây dựa trên công nghệ gen và sinh hoá xác nhận điều này: rắn tạo ra loại nọc độc có chung một nguồn gốc với một vài họ thằn lằn còn tồn tại.
Da rắn: Da rắn được phủ kín vảy. Hầu hết rắn di chuyển dựa vào lớp vảy này. Da rắn khá nhẵn hoặc có hạt. Mi mắt rắn trong suốt và thường xuyên đóng kín, được gọi là vảy mắt. Rắn lột da để lớn theo theo chu kỳ. Không giống những loài bò sát khác, cách thức lột da của rắn giống như người ta tháo bỏ một chiếc bít tất: nó cọ đầu và mũi vào những vật cứng, như đá, cho tới khi da rách và chúng bắt đầu lột. Mục đích cơ bản của việc này là để trưởng thành; lột da cũng khiến rắn loại bỏ ký sinh trùng. Sự tái sinh này biểu hiện cho một sự hồi phục sinh lực của loài rắn.

(Rắn sừng - Rhinoceros Viper có 7 màu và thích sống dưới nước)
Di chuyển của rắn: Toàn thân rắn được bao bọc một lớp vảy. Những chiếc vảy này vô cùng cứng rắn, không lớn lên tương ứng theo sự trưởng thành của thân thể rắn. Vì vậy cứ 2-3 tháng rắn phải thay da một lần. Những chiếc vảy này không chỉ giúp rắn bảo vệ mà còn có chức năng như bàn chân để rắn trườn bò: khi di chuyển, thân dài và nhỏ của nó uốn thành hình chữ S, phía dưới thân thể theo sát bộ phận phía trên để bò lên cùng vị trí ấy. Khi bò, các vảy trườn theo bộ phận lồi ra, rắn dùng đầu nhọn của các chiếc vảy để trèo lên những đám cỏ hoặc đám đất gồ ghề.
Xương rắn - Một tác phẩm nghệ thuật tinh xảo độc đáo: Xương rắn được cấu tạo hết sức phức tạp và tinh xảo trong cấu trúc cơ thể. Loài rắn có bộ xương sống rất nhạy cảm mà trong một số trường hợp đặc biệt có thể nở rộng và mỏng dẹt. Các mảnh xương sườn được gắn với nhau chỉ bằng một mấu nối. Ở phần đuôi, xương sườn được thay thế bằng những cơ ngang và tách thành đôi. Ở rắn chuông, 7-8 đốt sống cuối lại phình to và nhập thành một.
 

Một bộ xương rắn được phơi khô
Chiếc sọ của con rắn này nổi bật bởi khoang sọ rắn chắc với chiếc hàm bẻ cong xuống, đủ rộng để nó có thể nuốt một con mồi to.
Bộ xương của con vật này có một đoạn đốt sống đôi mà không có xương sườn. Trừ 2-3 đốt sống đầu thì những đốt sống ở phía đuôi đều gắn những xương sườn cong, dài, có thể cử động linh hoạt.
Các đốt sống ăn khớp với nhau bằng 8 đầu mối, ngoài khung đỡ hình vòng cung. Chúng cài vào nhau bằng các móc khóa giống như cách ghép mộng trong nghề mộc
.
Phần xương trước trán nằm giữa trán và xương hàm trên và không gắn với khoang mũi. Xương hàm dưới chỉ gồm một chiếc và nối với xương hàm trên bằng một dây chằng.
 
 
Vòm miệng có hình thon dài và song song với trục của sọ. Trong một số trường hợp, xương cơ ngang ở sọ lại uốn cong và nối với nhau bằng hai nhánh của hàm dưới. Những hình ảnh trên cho ta thấy, những bộ xương rắn được cấu tạo tinh xoả như một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Rắn tồn tại cùng với sự phát triển của con người, trở thành một con vật thiêng liêng trong mười hai con giáp, một biểu tượng trong văn hóa Việt nam truyền thống . Món rượu rắn là một bài thuốc tốt để chữa các bệnh về xương cốt, bệnh người già Truyền thuyết về rắn trong dân gian ta thì nhiều vô kể....Nhiều địa phương ở Việt nam đến nay vẫn còn tục lệ thờ rắn thần.


[1] Hương Giang Thái Văn Kiểm, Năm Tỵ Nói Chuyện Rắn, Tuần Báo Dân Việt (Sydney, Australia) , số Xuân Tân Tỵ - 2001

Tác giả: Nam Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất