14:23 ICT Thứ sáu, 08/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1066

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 1061


Hôm nayHôm nay : 133442

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1301207

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 66623089

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển » Văn hóa Tâm linh

Quang cao giua trang
top

BÀN THỜ GIA TIÊN

Tác giả: Toan Ánh - Thứ ba - 04/11/2014 08:31
*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Vừa qua một số bạn đọc có gửi thư hỏi tòa soạn về cách thức lập bàn thờ gia tiên trong nhà như thế nào cho đúng với tập tục truyền thống. Để trả lời cho câu hỏi này, tòa soạn xin trích đăng dưới đây ý kiến của học giả Toan Ánh, một trong những nhà nghiên cứu có tên tuổi đã biên soạn rất nhiều sách về vấn đề này. Hy vọng những ý kiến của ông có thể giúp chúng ta làm sáng tỏ thêm vấn đề

        

Đã tới ngày giỗ không thể không nói tới bàn thờ được, vì bàn thờ chính là nơi được thiết ra để cúng giỗ.
 
          Xưa kia. tại mỗi gia đình Việt Nam theo Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo, tin ở sự bất diệt của linh hồn, lấy sự thờ phụng tổ tiên làm điều hiếu, trong nhà đề có bàn thờ thổ tiên , tuy bàn thờ có sơ sài hơn xưa, Cũng có nhiều nhà, sống trong hoàn cảnh trật chội, không thể thiết lập được bàn thờ  đúng theo cổ tục, cũng lo đóng một chiếc trang trên tường, hoặc chế biến một mặt tủ thành một bàn thờ tạm thời để tiện cho việc cúng lễ gia tiên.
 
          Ngoài bàn thờ gia tiên ở chính giữa ngôi nhà chính, thường gọi là nhà Trên, gia đình Việt Nam còn có nhiều bàn thờ khác: bàn thờ Thổ công, bàn thờ Thánh sư, cũng có nơi gọi là Nghệ sư hoặc Tiên sư, bàn thờ Bà cô, Ông mãnh, bàn thờ Thần tài, bàn thờ Tiền chủ vv…Những gia đình Phật tử lại có bàn tờ Phật, những người tin theo đồng bóng cô thêm bàn thờ Chư vị, hoặc lâp hẳn một ngôi điện tại một gian nhà giêng đều thờ thay cho bàn thờ Chư vị; những thầy Phù thủy, thường lập một tĩnh, một am để thờ Thái thượng lão quân, Độc cước thần, có thấy thờ thêm Tề Thiên đại thánh, Trương thiên sứ… Nhiều gia đình còn có cả bàn thờ Đức Trần Hưng Đạo để ma quỷ khỏi lui tới ám ảnh và cũng có nhà thờ Đức Thánh quan tức là Quan Vân Trường đời Tam Quốc, người đã hiển thánh. Mỗi bàn thờ trang trí một lối khác, không bàn thờ nào giống bàn thờ nào, tuy về đại cương trông các bàn thờ có vẻ giống nhau, mỗi bàn thờ đều có bình hương, bài vị và những tự khí thông thường như ống hương, đèn nến vv..
 
BÀN THỜ TỔ TIÊN
         
          Bàn thờ chính trong mỗi gia đình Việt Nam phải là bàn thờ tổ tiên, tuy nhiên trong việc thờ cúng tổ tiên ta phải phân biệt nhà thờ họ và nhà thờ của từng gia đình.
 
BÀN THỜ HỌ
         
          Bao nhiêu con cháu trong dòng họ, lập chung một bàn thờ vị Thủy tổ, gọi là từ đường của họ, nhà thờ họ Nguyễn gọi là Nguyễn tộc từ đường  nhà thờ họ Lê gọi là Lê tộc từ đường  vv…
Tại bàn thờ có bài vị của Thủy tổ họ, trên bài vị thường ghi rõ đó là vị Thủy tổ cảu họ nào, thí dụ như Đỗ môn lịch đại tổ tôn thân thần chủ, nghĩa là Thần chủ tổ tiên họ đỗ, Bài vị xưa ghi bằng Hán tự. Thần chủ này không bao giờ thay đổi tên gọị là bách thế bất diêu chi chủ. Ngày nay, có nhiều người dùng chữ quốc ngữ để đề bài vị.
 
          Có nhiều họ không có nhà thờ thì thay vì bàn thờ thường xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có Giỗ tổ  hoặc có tế tự của một chi họ nào, cả họ hoặc riêng họ đó, ra nơi đàn lộ thiên cúng tế.
          Nơi đàn lộ thiên này chỉ dùng để cúng tế, hoặc tổ chức những trò vui như hát chèo, múa rối trong ngày giỗ Tổ toàn họ, hoặc một chi họ nào.
          Cúng tế xong, khi ăn uống còn dắt nhau về nhà trưởng tộc hoặc trưởng chi phải tùy theo trường hợp.
          Những họ to và giàu có, các trò vui thường tổ chức trong đêm hôm tiên thường, và các đàn anh trong họ thường được cả họ đề cử cầm chầu trong những cuộc hát chèo cũng như khi có ả đào tới hát thờ.
          Có nhiều họ làm nhà thờ riêng với bàn thờ Thủy tổ để cho chi trưởng nam đời đời giữ hương hỏa, và chỉ khi nào ngành trưởng chảng may gặp trường hợp tuyệt tự không có con trai nối dõi, việc thờ cúng mới chuyển sang chi thứ.
          Cũng có họ, ngoài bàn thờ Thủy tổ chung cho cả họ, con cháu vaanc luân lưu nhau thờ Tổ ở nhà riêng của mình, nhưng phần nhiều đây chỉ là trường hợp những người phải đi tha hương, không thuận tiện để có thể dự ngày Giỗ Tổ hàng năm và tới lễ Tổ trong ngày tết được.
 
BẢN CHI TỪ ĐƯỜNG 
 
          Nhiều họ to chia làm nhiều chi, và mỗi  chi lại đông con cháu, các chi này ngoài việc tham dự ngày giỗ Tổ toàn họ, còn có ngày giôc Tổ riêng của chi họ, và như vậy các chi đề có nhà thờ riêng gọi là  Bản chi từ đường.
 
          Có dịp đi về đồng ruộng, nhiều khi vào một nhà nào, ta có thể thấy trên bàn thờ một bức tranh hoành phi mang mấy chữ nói rõ đó là từ đường của một chi họ nào, thí dụ như Ngô độc bản chi từ đường, lẽ tất nhiên chữ họ ghi trên hoành phi thay đổi theo từng dòng họ.
          Từ đường tức là nhà thờ và đất là bàn thờ của chi họ. Trên bàn thờ này có bài vị của ông Tổ cho họ gọi là Thần chủ bản chi.  Thần chủ này cũng như thần chủ của Thủy tổ họ sẽ thờ mãi mãi.
 
          Người trong chi họ có dành riêng những ruộng để lấy hoa lợi cúng giỗ họ. Ruộng này là Kỵ điền. Những ruộng này có thể là hương hỏa của tổ tôn để lại, có thể là ruộng của họ hàng chung nhau tậu và cũng có thể là của một người trong họ cúng để lấy hoa lợi chi cho việc tế tự.
 
          Có họ có những người con gái đi lấy chồng, không có con, cúng tiền, cúng ruộng về họ mình. Họ nhận những ruộng ấy làm ruộng kỵ, rồi khi người con gái chết được thờ tại nhà thờ họ, và ngày giỗ người con gái này dòng họ sẽ cúng. Ngày giỗ đó gọi là giỗ hậu họ
 
GIA TỪ
 
          Gia từ  tức là nhà thờ riêng của từng gia đình, và đây tức là nơi có bàn thờ gia tiên của mỗi nhà.
 
          Chỉ những nhà giàu có mới có thể có riêng một ngôi nhà thờ. Tại những gia đình bình thường bàn thờ được thiết lập ngay tại nhà ở, nhưng dù giàu nghèo thến nào mỗi nhà cũng có một bàn thờ tổ tiên.
 
          Cũng có những gia đình con thứ không phải cúng giỗ, lý ra không cần phải có một bàn thờ, nhưng vì lòng thành kính đối với tổ tiên, người ta vẫn lập bàn thờ để thờ vọng, và để cúng vọng trong những ngày giỗ, nếu vì lý do gì người ta không thể tới nhà trưởng được , nhất là trong trường hợp xa nhà, không thể như mọi người hàng năm về dự giỗ tết.

Tác giả: Toan Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất