06:40 ICT Chủ nhật, 15/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 685

Máy chủ tìm kiếm : 13

Khách viếng thăm : 672


Hôm nayHôm nay : 41690

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2035569

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 57454610

Trang nhất » Tin Tức » Tri thức

Quang cao giua trang
top

TỤC BÓ CHÂN Ở TRUNG QUỐC CỔ XƯA - MỘT KHUÔN MẪU CHUẨN MỰC SAI LỆCH VÀ NHỮNG HỆ LỤY XÃ HỘI

Tác giả: Nam Phong - Thứ hai - 30/06/2014 11:02
TỤC BÓ CHÂN Ở TRUNG QUỐC CỔ XƯA - MỘT KHUÔN MẪU CHUẨN MỰC SAI LỆCH VÀ NHỮNG HỆ LỤY XÃ HỘI

TỤC BÓ CHÂN Ở TRUNG QUỐC CỔ XƯA - MỘT KHUÔN MẪU CHUẨN MỰC SAI LỆCH VÀ NHỮNG HỆ LỤY XÃ HỘI

Thế giới có vô vàn những phong tục kỳ quái, những hình thức làm đẹp kinh dị. Song, tục bó chân ở xã hội Trung Hoa cổ đại có lẽ là một trong những tập tụ làm đẹp vô cùng quái dị, gây ra những đau đớn khôn cùng, thậm chí tàn tật cho nhiều thế hệ phụ nữ Trung Hoa. Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra như: Vì sao phong tục khắc nghiệt này lại có thể tồn tại lâu dài trong lịch sử? Tại sao người phụ nữ lại phải chịu những đau đớn tột cùng trong đôi giày vải có kích thước chỉ nhỉnh hơn một bao thuốc lá, để có được “đôi chân hoa huệ” hay “kim liên tam thốn” (gót sen ba tấc), để được coi là “đẹp”…? Chỉ đến ngày nay những câu trả lời mới được làm sáng tỏ.
Lịch sử tục bó chân
Có nhiều giả thuyết về xuất xứ của tục bó chân. Một trong những giả thuyết được nhắc đến nhiều nhất là câu chuyện về một cung phi của vua Hán Thành Đế tên là Triệu Phi Yến. Nàng đã quấn những dải lụa quanh bàn chân và nhảy múa. Hán Thành Đế vì rất ấn tượng với dáng điệu của Triệu Phi Yến khi nhảy múa trên đôi chân bó gọn nên gọi nó là "Kim liên tam thốn" (Gót sen ba tấc) và ra lệnh cho những cung phi khác cũng bắt chước theo. Ban đầu tục lệ này chỉ phổ biến rộng rãi trong giới thượng lưu Trung Quốc, chỉ dành riêng cho kiều nữ thuộc các gia đình quyền quý vương giả. Dần dần nó được lan truyền ra ngoài và đến những triều đại tiếp theo, tục bó chân trở nên phổ biến hơn và lan rộng từ thành thị đến các vùng nông thôn, nơi các cô gái trẻ nhận ra rằng tục bó chân có thể xem như là “giấy thông hành” giúp họ thăng tiến và giàu có hơn.
Thời kỳ này, các bé gái từ 5 - 7 tuổi đã bắt đầu nghi lễ bó chân. Bà và mẹ thường là những người trực tiếp thực hiện nghi lễ này với hy vọng con gái sẽ kiếm tấm chồng cao sang quyền quý trong tương lai.
30149377_bo-chan10-1006
Các bé gái thực hiện nghi lễ bó chân từ rất sớm
Khám phá tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc cổ xưa
Đôi giầy cổ có kích thức chỉ nhỉnh hơn bao thuốc lá
Mặc dù, tục bó chân làm cho nhiều thế hệ người phụ nữ Trung Quốc khiếp đảm vì đau đớn song nó vẫn tồn tại ở Trung Quốc cho đến tận thế kỉ XX. Mãi đến năm 1911, tập tục này mới được bãi bỏ hoàn toàn và được đông đảo dân chúng tách ra khỏi giá trị thẩm mỹ và đạo đức. Vậy vấn đề đặt ra ở đây là tại sao một tục lệ man dợ như vậy lại tồn tại trong nhiều thế kỷ? Và thực tế nó đã gây ra những hệ luỵ xã hội nào?
 
Từ một khuôn mẫu chuẩn mực sai lệch
Có thể tìm ra những nguyên nhân khác nhau lý giải cho sự tồn tại dai dẳng của tục lệ kỳ quái này, song có thể thấy nguyên nhân chính là sự tồn tại của những khuôn mẫu chuẩn mực sai lệch của xã hội lúc bấy giờ. Ví dụ như: Vào thời đó, người Trung Quốc quan niệm người con gái đẹp là phải thắt đáy lưng ong, da dẻ trắng hồng và đặc biệt là phải có đôi bàn chân nhỏ… Theo đó, một bàn chân đẹp hoàn hảo thường có độ dài từ 7-10 cm. Chân càng nhỏ, nghĩa là người con gái ấy càng đẹp, và càng có nhiều cơ hội kén được chồng danh giá. Cô gái nào có bàn chân nhỏ, mọi người sẽ nghĩ đó là một cô gái tốt nếu bàn chân cô gái đó to, sẽ chẳng ai dám cưới. Do vậy, đa số các cô gái Trung Quốc đều thực hiện nghi bó chân từ rất sớm bất chấp sự đau đớn khôn cùng, thậm chí tàn tật để có được đôi chân nhỏ, xinh như ý. Bên cạnh đó, bó chân còn được coi là biểu hiện của sự cao quý. Người con gái không có bàn chân bó thường bị khinh thường. Con gái quý tộc không bó chân chỉ có cơ hội lấy chồng ở đẳng cấp thấp kém hơn, còn con gái những nhà nghèo thì dễ bị bán làm nô lệ.
 
30149377_bo-chan1-1006
Chiều dài lý tưởng của bàn chân là từ 7-10 cm
 
Hơn thế nữa trong quan niệm của người Trung Quốc xưa kia, người phụ nữ có "gót sen vàng" được đánh giá là thượng lưu, có thể đạt tới một địa vị xã hội cao quý. Gót sen vàng được coi trọng hơn cả mọi phần khác của thân thể phụ nữ, thậm chí cảm hứng tình dục của người Trung Hoa cổ dành phần ưu ái cho đôi bàn chân, hay đúng hơn là cho bề ngoài của chúng. Thế nhưng yêu bàn chân trần của một phụ nữ lại bị coi là một sự đồi bại. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ Trung Quốc từng tin rằng, bó chân mang lại sức khỏe và tăng cường khả năng sinh sản, bó chân còn có thể làm cho âm đạo phụ nữ khép lại, mang lại nhiều khoái cảm tình dục cho nam giới và giúp họ trở nên quyến rũ hơn. Chính những quan niệm sai lầm như vậy cho nên ngay từ nhỏ các bé gái đều phải thực hiện tục bó chân để có đôi chân nhỏ, xinh như ý muốn.
690px-EineGruppe_des_schonenGeschlechts_ausDeutsh-ChinaTsingtao
Nhóm phụ nữ bị bó chân
Từ việc tin tưởng và tuân theo những chuẩn mực sai lệch được xem là văn hoá, đạo đức, giá trị của xã hội lúc bấy giờ mà tục bó chân tồn tại dai dẳng trong lịch sử và khiến nhiều thế hệ phụ nữ Trung Quốc đã phải chịu đựng sự đau đớn kéo dài, thậm chí tàn tật không thể đi lại trên chính đôi chân của mình.
Đến những hệ luỵ xã hội từ tục bó chân
Để có được “đôi chân hoa huệ” hay “gót sen vàng” đẹp hoàn hảo, phụ nữ Trung Hoa ra sức căng chặt vải buộc chân cho thêm phần đau đớn. Để rồi tục bó chân chẳng khác nào một cuộc hành hình mà bất cứ cô gái mới lớn nào cũng đón nhận bằng thái độ vừa háo hức, vừa khiếp đảm.
Các bé gái lên 5 - 7 tuổi sẽ bắt đầu nghi lễ bó chân. Bà và mẹ thường là những người trực tiếp buộc dải băng (dài 2,5 m, rộng 5 cm ) vòng quanh chân cô con gái nhỏ với suy nghĩ càng chặt thì càng có hy vọng kiếm được tấm chồng cao sang quyền quý cho con sau này. Ngón chân cái để nguyên bình thường trong khi 4 ngón chân còn lại bị ép cứng vào nhau, sao cho chỉ trong vòng 1 năm “xương nát” nhừ là “đạt chuẩn”.
 
bo-chan-5
Các ngón chân gần như dính liền nhau
 
bo-chan-7
Những đôi hài cổ có mũi rất nhọn
 
bo-chan-3
Đôi chân được bó chặt để phù hợp với những đôi hài mũi nhọn
Vài năm đầu, cơn đau nhức mỗi lúc sẽ tăng dần lên, thậm chí đau đớn phát ngất. Muốn di chuyển, kiều nữ bó chân chỉ còn cách trườn, bò hoặc phải có người dìu đỡ, cách tốt nhất là cứ yên vị một chỗ. Gót chân chai cứng dần bởi trong suốt quá trình bó chân hoa huệ, các cô gái chỉ có thể đi đứng bằng gót chứ tuyệt nhiên không được động chạm tới gan bàn chân và 5 đầu ngón chân.
Sau nhiều năm vật vã “làm đẹp” như thế, cuối cùng xương bàn chân cũng cong lên thành hình... “hoa huệ”. Dải băng tuy không được tháo ra nhưng cảm giác đau cũng dần dần chai sạn. Đến lúc này, những cô gái chân hoa sen, hoa huệ có thể ngẩng cao đầu mà bước vào cuộc thi được tổ chức giữa các gia tộc quyền quý nhất.
582px-A_HIGH_CASTE_LADYS_DAINTY_LILY_FEET
Một phụ nữ bó chân
Theo sử sách ghi lại, có tới 90% bé gái Trung Hoa ngày xưa phải trải qua sự đau khổ vì tục bó chân. Một số nhà sử học ước tính trong suốt chiều dài lịch sử có tất cả khoảng 2 tỷ phụ nữ Trung Quốc đã bó chân. Cho đến tận thế kỉ 19, ước tính vẫn có tới 50% phụ nữ Trung Quốc bó chân và tỉ lệ bó chân ở phụ nữ quý tộc là 100%.
Tục bó chân gây ra những hậu quả vô cũng ghê gớm cho người phụ nữ Trung Quốc nhiều phụ nữ trở thành tàn tật bởi cổ tục quái dị này. Những hình ảnh sự biến dạng của đôi chân dưới đây là bằng chứng cho cổ tục quái dị của đế chế Trung Hoa cổ xưa.
 
Khám phá tục bó chân của phụ nữ Trung Quốc cổ xưa
So sánh giữa chân bó và chân thường
FootBindingRxSchema2So sánh x-quang giữa chân thường và chân bó
Lời kết
Bó chân hay còn gọi là tục quấn chân của Trung Quốc là một trong những tập tục hà khắc, đau đớn nhất trong lịch sử. Ngay nay nhìn nhận lại tục bó chân chúng ta không thể không ngạc nhiên về sự tồn tại dai dẳng của tục bó chân - một tập tục làm đẹp quái dị, hà khắc, gây bao đau đớn cho người phụ nữ. Chúng ta cũng thấy được vai trò hết sức quan trọng của các khuôn mẫu chuẩn mực xã hội trong việc quy định hành vi của con người và những hệ luỵ xã hội khi con người mù quáng tin vào những khuôn mẫu chuẩn mực sai lệch.

 * Nguồn ảnh: tác giả sưu tầm trên mạng Internet

Tác giả: Nam Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất