09:41 ICT Thứ bảy, 21/09/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 608

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 605


Hôm nayHôm nay : 81238

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2824222

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 58243263

Trang nhất » Tin Tức » Tri thức

Quang cao giua trang
top

Điều gì tác động đến sự phát triển trí tuệ con người

Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Châu Loan - Thứ hai - 28/07/2014 09:44
Điều gì tác động đến sự phát triển trí tuệ con người

Điều gì tác động đến sự phát triển trí tuệ con người

Nếu chúng ta cho rằng, con người chịu ảnh hưởng chủ yếu của yếu tố di truyền, thì chẳng hóa ra là các biện pháp giáo dục đào tạo các phẩm chất nhất định trở thành vô ích và chỉ là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc. Còn nếu chúng ta cho rằng, con người chủ yếu chịu tác động của môi trường, thì chúng ta có thể tìm cách tạo ra một môi trường thuận lợi nhằm tác động đến sự phát triển của cá nhân.

 
Song sinh sống ở cùng một môi trường hay ở những môi trường khác nhau. Theo các nghiên cứu này, đối với những cặp song sinh được dạy dỗ trong cùng một môi trường, chỉ số giống nhau có Xung quanh những vấn đề này, có nhiều cuộc tranh cãi gay gắt với những quan điểm khác nhau, thậm chí đối lập nhau trong suốt nhiều thế kỷ vừa qua.[2]
Chìa khóa để hiểu được hành vi hợp lý hay thông minh của con người không phải chỉ ở bản chất di truyền về mặt sinh học, cũng không phải chỉ nằm ở điều kiện sống xung quanh con người. Hành vi của con người liên quan đến cả yếu tố di truyền sinh học, lẫn ảnh hưởng của môi trường vật chất và môi trường xã hội.
Khi xem xét vấn đề này, một số nhà nghiên cứu (như Erlenmeier – Kimling và Darvic) đã sử dụng phương pháp đo lường trí tuệ qua chỉ số IQ đối với các cặp thể đạt đến 77%. Chỉ số ở mức cao này được quy định bởi sự đồng nhất về di truyền và mức độ giống nhau của môi trường giáo dục. Còn đối với những cặp song sinh được nuôi dưỡng riêng rẽ trong các môi trường giáo dục khác nhau, thì chỉ số giống nhau về IQ chỉ đạt 56%. Đây là chỉ số liên quan chủ yếu đến yếu tố di truyền. Như vậy, có thể nói, hiệu của hai chỉ số trên là 21% phản ánh sự khác nhau về những điều kiện môi trường. Từ đây, các nhà khoa học này đi đến kết luận rằng, yếu tố di truyền dường như có giá trí lớn hơn so với yếu tố môi trường.
Tuy vậy, ảnh hưởng của yếu tố di truyền và yếu tố môi trường không phải là hoàn toàn độc lập với nhau. Trên thực tế, chúng có sự thay đổi, khi những cặp song sinh sống trong cùng các điều kiện hay khi người con cũng có được cùng khả năng nhận được nền giáo dục tốt như người cha. Vì thế, một nhà nghiên cứu khác là Vernon đã đi đến kết luận: Yếu tố di truyền có ảnh hưởng ở mức khoảng 60% đến chỉ số IQ, yếu tố môi trường có ảnh hưởng ở mức 30%, còn 10% là sự tương tác giữa cả hai yếu tố này. Kết luận trên chỉ vận dụng cho các trường hợp “nhiễu xạ tự nhiên hương”, không có sự can thiệp nghiêng về phía tác nhân môi trường.[3]
Như vậy, cho đến nay, việc thừa nhận các yếu tố tác động đến sự hình thành trí tuệ như  di truyền và giáo dục không còn là điều bị nghi ngờ nữa. Yếu tố di truyền có vai trò quan trọng trong trí tuệ, nhưng nếu không có nhà trường, giáo dục và đào tạo, thì nó cũng chết yểu. Môi trường giáo dục, môi trường văn hóa, môi trường tự nhiên, điều kiện vật chất, điều kiện dinh dưỡng, môi trường dân chủ và tự do tư tưởng, cơ chế chính sách là một trong những tác nhân quan trọng nhất tác động manh mẽ hay cản trở sự phát triển trí tuệ, nguồn lực trí tuê và phát huy nguồn lực chí tuệ.
Có rất nhiều yếu tố của môi trường có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến trí tuệ của con người. Các nhà khoa học đã khảo cứu các tác nhân môi trường chẳng hạn ở trẻ em bằng cách chọn ra trong số những em khiếm thị và khiếm thính bẩm sinh, sau đó quan sát sự phát triển chậm chạp của các tế bào não và việc thực hiện một cách tồi tệ các bài tập thử nghiệm. Người ta đã cố gắng làm tăng tác động của môi trường đến đứa trẻ thông qua sự phong phú của mầu sắc, âm thanh và các đồ vật khác nhau. Kết quả là những đứa trẻ này dần ứng phó tốt hơn với các bài thử nghiệm. Tác động của môi trường lên cuộc sống của những đứa trẻ mồ côi, thường bị yếu kém so với cuộc sống của những đứa trẻ sống trong gia đình bình thường, bởi vì chúng không được quan tâm, săn sóc đầy đủ, nên sự phát triển trí tuệ của chúng diễn ra chậm hơn.
Các nhà khoa học cũng minh chứng được rằng, chỉ  số IQ của những đứa trẻ tỷ lệ thuận với các đặc điểm của cha mẹ, những người có ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng. Một số các ảnh hưởng trong số đó đến những đứa trẻ gắn liền với chỉ số IQ của của cha mẹ chúng.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tính đến dung lượng và loại hình của  giáo dục mà đứa trẻ nhận được, khi xem xét tác động của các yếu tố thuộc môi trường xung quanh. Chẳng hạn, những đứa trẻ sống trên các thuyền bè và chỉ tham dự khoảng 5% các tiết học ở trường, có chỉ số IQ trung bình khoảng 70. Chúng càng sống lâu trong những điều kiện này, thì chỉ số IQ của chúng lại càng giảm: khi chúng được 4 tuổi, thì IQ trung bình có thể đạt tới 90, nhưng khi chúng 12 tuổi, IQ giảm xuống chỉ còn 60. Những nghiên cứu tương tự ở Anh và Mỹ đều cho kết quả như vậy. 
Nhà khoa học Vernon đưa ra kết quả nghiên cứu rằng, những đứa trẻ không có điều kiện để học tập một cách bình thường, chỉ thể hiện sự gia tăng chỉ số IQ rõ nét, sau khi có những điều kiện này. Chất lượng giáo dục càng thấp, các chỉ số đạt được trong các bài thử nghiệm bằng lời nói bị giảm đi mạnh hơn so với các chỉ số đạt được trong các bài thử nghiệm không bằng lời nói.
Dung lượng và loại hình giáo dục ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các bài thử nghiệm khác nhau. Liên quan đến điều này, phải kể đến nghiên cứu có quy mô lớn mà các nhà khoa học là Broiler, Torndaik và Vuliard đã tiến hành, trong đó có 13 000 học sinh trung cấp tham gia thử nghiệm vào đầu năm học và cuối năm học. Các học sinh này được lựa chọn các đồ vật khác nhau giữa hai cơ hội thử nghiệm; sự gia tăng tối đa chỉ số IQ được ghi nhận chủ yếu ở những học sinh học về khoa học tự nhiên, toán học và ngôn ngữ; chỉ số IQ thấp nhất được ghi nhận chủ yếu ở những học sinh học về nghệ thuật sân khấu và nữ công.
Trong số các yếu tố của môi trường tác động đến sự phát triển trí tuệ của con người, cần chú ý đến yếu tố sinh lý. Có một số yếu tố sinh lý còn tác động đến đứa trẻ trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Trong thời gian người mẹ mang thai, máu của người mẹ cũng là máu của thai nhi, vì vậy, có các yếu tố có thể gây tổn hại đến bộ não và tác động đến trí tuệ của thai nhi, như việc người mẹ sử dụng thuốc điều trị, bia rượu, thuốc lá, stress hay các trạng thái tâm lý của người mẹ.
Cuộc tranh luận về tác động của yếu tố bẩm sinh và yếu tố môi trường đưa đến những hậu quả đáng kể trong đời sống xã hội. Goddard, một người bênh vực học thuyết di truyền trong những năm đầu thế kỷ XX, đã đòi hỏi phải kiểm tra trí tuệ của những người nhập cư nhằm tách biệt những người kém thông minh. Từ các cuộc thử nghiệm được dựa vào tiêu chuẩn của người Mỹ da trắng, phần lớn những người nhập cư Do thái, Ý, Nga đã bị phân loại vào nhóm “người đần độn” với IQ khoảng từ 50-60.
Trong thời kỳ từ năm 1933 đến năm 1945, những kẻ theo học thuyết Đức Quốc xã đã bênh vực cho luận chứng về tính di truyền của kết cấu tinh thần, không chỉ được thể hiện trong quy định về hôn nhân và sinh con, mà còn phản ánh cơ sở khoa học ngụy tạo cho chương trình “cái chết không đau đớn” xúc phạm nghiêm trọng đến phẩm giá con người.
Ngoài ra, cuộc tranh luận về tác động của yếu tố bẩm sinh và yếu tố môi trường còn đưa đến biện pháp triệt sản cưỡng bức nhằm kiểm soát việc sinh con ở các bang nước Mỹ trong khoảng thời gian dài từ năm 1924 đến năm 1972. Vào những năm 60 của thế kỷ XX, Arthur Jensen (ở Berkeley, Mỹ) còn đã đưa ra luận điểm cho rằng về mặt di truyền, chỉ số IQ của các công dân người Mỹ da đen dường như thấp hơn so với chỉ số IQ của các công dân người Mỹ da trắng. Thực ra, các chỉ số có được trong nhiều thử nghiệm IQ đã bị cắt xén ngụy tạo. [4]
Một trong những hậu quả khác của cuộc tranh luận về tác động của yếu tố bẩm sinh và yếu tố môi trường theo xu hướng của thuyết di truyền là sự kiện thành lập ngân hàng tinh trùng vào năm 1979 tại Escondido, trong đó người ta đã lưu giữ tinh trùng của 3 người được tặng thưởng giải thưởng Nôben và các học giả ưu tú khác, với hy vọng sẽ tạo ra được những đứa trẻ thiên tài. Cho đến hiện nay, cuộc tranh luận này vẫn tiếp tục, trong đó những vấn đề đạo đức thường được đề cập đến. [5]
Mặc dù vậy, có thể nói cho đến nay, yếu tố di truyền mang tính bẩm sinh và yếu tố môi trường giáo dục đã được thừa nhận rộng rãi bởi giới khoa học và xã hội nói chung ở đa số các nước trên thế giới với tính cách là các yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển của trí tuệ con người. Việc nghiên cứu sâu sắc về chủ đề này có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, đặc biệt trong chiến lược giáo dục thế hệ trẻ hiện nay ở Việt Nam.
 
 
 
 
 
 


* Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lý thuyết chính trị, Khoa Khoa học chính trị, Trường Đại học KHXH&NV,
Đại học Quốc gia Hà Nội
[2] Vaterrodt-Pluennecke, J. B., Was ist Intelligenz?, Muenchen, Verlag C.H. Beck, 2004, S. 61-63.
[3] Quitzow, W., Intelligenz – Erbe oder Umwelt? Wissenschaftliche und politische Kontroversen seit der Jahrhundertwende, Stuttgart, Metzler, 1990.
[4] Vaterrodt-Pluennecke, J. B., Was ist Intelligenz?, Muenchen, Verlag C.H. Beck, 2004, S. 61-63.
[5] Xem: Sđd.
 

Tác giả: Ths. Nguyễn Thị Châu Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất