10:37 ICT Thứ tư, 09/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 722

Máy chủ tìm kiếm : 73

Khách viếng thăm : 649


Hôm nayHôm nay : 74135

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1503285

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61262019

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
top

Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những cột mốc huy hoàng

Tác giả: Quang Phong - Thứ sáu - 10/10/2014 14:46
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đọc diễn văn kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đọc diễn văn kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

“Sáng 10/10/1954, các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội. 40 vạn nhân dân Thủ đô trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui tột độ đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về”, Bí thư Thành ủy Hà Nội hồi tưởng.
Sáng nay 10/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014) và biểu dương các cá nhân được UBND thành phố tặng thưởng danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú”.

Tới dự lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và các đồng chí lão thành cách mạng, mẹ Việt Nam Anh hùng…

Diễn văn kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, ông Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy Hà Nội nói rõ, từ khi Vua Lý Thái Tổ ban “Chiếu dời đô” vào mùa Thu năm Canh Tuất 1010, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua những cột mốc huy hoàng và những bước thăng trầm của lịch sử. Trong tiến trình đó, ngày 10/10/1954 đánh dấu thắng lợi huy hoàng của của nhân dân Việt Nam trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

Cách đây 60 năm, đúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính thực dân cuối cùng rút qua cầu Long Biên, quân dân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sáng 10/10/1954, Uỷ ban Quân chính Thành phố và các đơn vị quân đội chia làm nhiều cánh quân lớn mở cuộc hành quân lịch sử tiến vào Hà Nội.

Bốn mươi vạn nhân dân Thủ đô náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng tột độ đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Đến 15 giờ cùng ngày, dưới chân Cột cờ Tổ quốc, quân dân Hà Nội, thay mặt đồng bào cả nước, đã làm lễ chào cờ, lắng nghe thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay, do quân và dân ta đoàn kết nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến đã thắng lợi. Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui khôn xiết kể…”.

Kể từ thời điểm đó, Hà Nội -Thủ đô của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cùng cả nước bước sang trang sử mới, hoàn toàn sạch bóng quân thù, bắt tay xây dựng xã hội mới.

 

Chương trình nghệ thuật tái hiện những ngày tháng hào hùng 60 năm trước
Chương trình nghệ thuật tái hiện những ngày tháng hào hùng 60 năm trước

 

Ông Nghị cho biết, với những thành tích đặc biệt xuất sắc và đóng góp to lớn trong 60 năm qua, Thủ đô Hà Nội đã vinh dự được Đảng, Quốc hội trao tặng những phần thưởng cao quý: 3 Huân chương Sao Vàng, Huân chương Độc lập hạng Nhất và các danh hiệu cao quý: “Thủ đô Anh hùng”, “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Trong dịp kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng Thủ đô này, Hà Nội lại vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Theo ông Nghị đó là những phần thưởng cao quý, là niềm tự hào, nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Thủ đô tiếp tục vươn lên, hoàn thành trọng trách trước đất nước và dân tộc.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, thành quả Hà Nội có được hôm nay đều gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, là kết tinh của tinh thần yêu nước...

“Từ mốc son chói lọi hôm nay, nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai, chúng ta càng thêm nâng niu, trân trọng những gì đã làm được để phát huy; nghĩ suy, trăn trở về những gì chưa làm được để quyết tâm khắc phục, sửa chữa; càng thấm thía sâu sắc giá trị quý báu không gì sánh được của độc lập, tự do của dân tộc và hạnh phúc của nhân dân, giá trị của hoà bình và phát triển; càng hiểu và tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng Thủ đô và đất nước”, Bí thư Hà Nội nói.

Trong lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô hôm nay, 10 cá nhân được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2014”, trong đó có nhạc sĩ Phú Quang, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết - Giám đốc Bệnh viện Việt Đức.

Nhạc sĩ Phú Quang là một trong những nhạc sĩ có nhiều bài hát hay, sâu sắc về Hà Nội như “Em ơi Hà Nội phố”, “Im lặng đêm Hà Nội”, “Lãng đãng chiều đông Hà Nội”, “Hà Nội ngày trở về”, “Chiều phủ Tây Hồ”, “Nỗi nhớ mùa đông”, “Khúc mùa thu”, “Mơ về nơi xa lắm” …

PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết là người đứng đầu bệnh viện nổi tiếng cả nước về phẫu thuật ngoại khoa. Trong công tác lãnh đạo, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết đặc biệt quan tâm đào tạo nguồn nhân lực kế cận nhằm phát triển đội ngũ cán bộ công chức cho bệnh viện. Với Thủ đô Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết đã tích cực cùng với đồng nghiệp hỗ trợ chuyên môn cho các Bệnh viện Đức Giang (Gia Lâm), Bệnh viện Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long…

Đại tá Trần Đức Long - Chánh Thanh tra Công an thành phố từng là cán bộ trực tiếp chỉ huy mặt trận điều tra tội phạm về ma túy, tích cực tham mưu cho Ban Giám đốc Công an thành phố trong công tác phòng chống ma tuý, triển khai các đợt cao điểm phòng, chống ma túy theo chỉ đạo của Chính phủ và của Bộ Công an

Những năm qua, cá nhân Đại tá Long đã hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị quận, huyện, thị xã tập trung đấu tranh giải quyết tình hình tội phạm về ma túy; tăng cường công tác tuyên truyền phòng chống ma túy trên địa, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về hiểm họa, tai hại của tệ nạn ma túy để người dân tự phòng ngừa.

Ngoài ra, danh hiệu “Công dân Thủ đô ưu tú năm 2014” còn được trao cho ông Dương Tuấn Anh - Công nhân lái xe tuyến buýt số 50; ông Lâm Văn Bảng - Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày; Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Hiền - nguyên là giảng viên của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ; bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT ngân hàng TMCP Đông Nam Á, Tổng Giám đốc - Đồng Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn BRG; ông Phùng Mạnh Thực - Chủ tịch Hội Cựu TNXP xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai; Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Ngọc Trọng; bà Hồ Hương Nam - nguyên là giáo viên trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, ngụ phường Yên Phụ, quận Tây Hồ.

Tác giả: Quang Phong

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất