06:57 ICT Thứ ba, 15/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 616

Máy chủ tìm kiếm : 50

Khách viếng thăm : 566


Hôm nayHôm nay : 48627

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2485260

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 62243994

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
top

Lọt thì ăn, không lọt trả tiền lại

Tác giả: Lê Chân Nhân - Thứ ba - 07/07/2015 12:19
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Vụ 23 con trâu bò ở xã Xuân Thắng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa từng gây bức xúc trong dư luận. Cán bộ xã ăn bớt của dân nghèo qua các chương trình hỗ trợ xảy ra nhiều nơi, từ đàn dê đi lạc cho đến đàn trâu bò đi lạc. Dân không còn tin vào sự công tâm, công bằng là vì lòng tham của một số cán bộ huyện, xã.

Cán bộ xã Xuân Thắng không cấp trâu bò hỗ trợ cho các hộ nghèo theo đúng mục đích, mà biển thủ số tiền đó để rồi lập hồ sơ khống hỗ trợ làm đường giao thông nông thôn và làm nhà vệ sinh công cộng. Sự việc bị lôi ra ánh sáng, trách nhiệm thuộc về ông Vi Văn Tiết – Kế toán ngân sách xã và ông Vi Hồng Quang, Chủ tịch UBND xã Xuân Thắng. Sau đó, hai vị này đã khắc phục bằng cách nộp lại số tiền 115 triệu đồng vào kho bạc Nhà nước.

Số tiền 115 triệu đồng không là gì so với những vụ tham nhũng, lãng phí mà dân chúng thường đọc tin trên báo. Nói đến tham nhũng là con số ngàn tỉ đồng, chục ngàn tỉ đồng. Trăm triệu chỉ là số lẻ.

Nhưng người dân căm giận, phẫn nộ vì đây là những “đồng bạc lẻ” dành cho người nghèo. Dân nghèo thuộc diện cần hỗ trợ, có được con trâu, con bò làm kế sinh nhai, thế mà cán bộ lại nhẫn tâm “ỉm” đi nguồn sinh kế và là niềm hy vọng của họ. Đúng là “ăn của dân không từ một thứ gì”.

Cái mất không chỉ là số tiền, mà mất đi niềm tin của người dân vào chính quyền cơ sở, nơi gần dân nhất. Những cán bộ của chính quyền xã biết được dân khổ như thế nào, hiểu được từng hoàn cảnh của từng hộ gia đình, thay vì tìm cách giúp dân, ngược lại còn lấy đi của dân. Với những cán bộ ăn dê, ăn gạo cứu trợ, ăn bò, ăn trâu của dân, thì chính quyền có phải của dân nữa không?

Cho nên, khi phát hiện những vụ việc ăn chặn của dân nghèo, dù một đồng cũng phải nghiêm trị, loại khỏi bộ máy chính quyền. Xử lý nghiêm cán bộ sai phạm là cách để lấy lại lòng tin của dân, là biện pháp xây dựng chính quyền vững mạnh.

Trong vụ 23 con trâu bò ở xã Xuân Thắng, mặc dù hành vi sai phạm đã rõ, nhưng ông Vi Văn Tiết được điều sang làm cán bộ phụ trách công tác dân tộc và tôn giáo của xã. Riêng ông Vi Hồng Quang, trước khi có kết luận về vụ sai phạm, đã được bầu làm Chủ tịch UBMTTQ xã nhiệm kỳ 2012 – 2017. Đây phải chăng là nể nang, bao che theo kiểu “huyện bênh huyện, phủ bênh phủ”?

Dù lý giải như thế nào thì cách xử lý như vậy chẳng khác gì ăn không lọt thì trả lại tiền, còn chức thì không phải trả.

Chắc chắn dân sẽ không phục.

Tác giả: Lê Chân Nhân

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất