18:00 ICT Thứ sáu, 08/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1029

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 1024


Hôm nayHôm nay : 178675

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1346440

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 66668322

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển » Phong tục xưa và nay

Quang cao giua trang
top

Vua Lê Đại Hành và lễ hội tịch điền Đọi Sơn

Tác giả: Hoàng Anh - Thứ ba - 28/07/2015 09:57
Vua Lê Đại Hành và lễ hội tịch điền Đọi Sơn

Vua Lê Đại Hành và lễ hội tịch điền Đọi Sơn

Lê Đại Hành, vị vua lỗi lạc quê ở Hà Nam , là một trong những anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử nước ta. Ông không chỉ nổi tiếng bởi mối tình chuyển giao triều đại với thái hậu Dương Vân Nga cũng như tài cầm quân kiệt xuất, phá Tống, bình Chiêm, giữ toàn vẹn bờ cõi trước sự nể trọng của phong kiến Trung Hoa mà còn được đường thời và hậu thế ngợi ca ở trị nước, đặc biệt là việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Lê Đại Hành đã mở ra lễ hội tịch điền Đọi Sơn, lê hội khuyến nông đầu tiên dưới chế độ phong kiến Việt Nam, một lễ nghi trọng đại ở một đất nước chủ yếu sống bằng nông nghiệp mà các vương triều sau tiếp tục noi theo .

Theo nhiều sử sách, Lê Đại Hành  sinh năm 941 mất năm 1005 là người làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, Hà Nam. Cha mẹ qua đời sớm, Lê Hoàn được một vị quan là Lê Đột nhận về nuôi. Lớn lên ông đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn và đã lập được nhiều chiến công lớn trong cuộc đánh dẹp 12 sứ quân lập nên nhà Đinh của Đinh Bộ Lĩnh nen được vua Đinh giao chức vụ Thập đạo tướng quân (tướng chỉ huy mười đạo quân), Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình lúc ông mới 27 tuổi.

Năm 979, cha con Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại, Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi. Lê Hoàn trở thành nhiếp chính, nhanh chóng dẹp yên nội loạn, Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống tỏ rõ ý định xâm lược, thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên ngôi giữ nước. Lê Hoàn lên ngôi mở ra triều Tiên Lê, tổ chức đánh thắng quân xâm lược Tổng trong năm 981 với hai trận quyết chiến chiến lược ở Bạch Đằng và Bình Lỗ đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.

Một năm sau đó, năm 982, tức giận vì sứ thần của mình bị vua Chiêm Thành bắt giữ, Lê Đại Hành sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, dích thân dẫn đại quân bình Chiêm, đánh tan quân Chiêm ngay trên đất Chiêm. Sự nghiệp bình Chiêm thời Lê Đại Hành được cho là đã trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt.

Đất nước ta dưới thời Lê Đại Hành được cho là kinh tế phát triển mạnh mẽ hơn cả thời Đinh. Le Đại Hành hết sức chú trọng phát triển nông nghiệp. Chính ông là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Di tích lịch sử sông đào Nhà Lê (đi qua 4 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) do Lê Đại Hành khởi dựng  không những phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp mà còn là con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của Việt Nam. Từ con sông đào do Lê Hoàn khai phá trên đất Thanh Hoá, đến thời Lý, Trần sông đào đã xuất hiện ở đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh-Nghệ-Tĩnh. Đến thời Lê thì đã phát triển rộng ở Trung Bộ và đến thời Nguyễn thì sông đào có mặt ở khắp mọi miền Việt Nam.

Theo "Việt sử lược", vào mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (987), lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở vùng Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc. Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua đã về Đọi Sơn mở Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu mưa thuận gió hòa, cầu được mùa, cầu quốc thái dân an, mở ra một lễ hội khuyến nông đầy ý nghĩa. Nhận thực được tầm quan trọng của lễ hội này, các triều đại sau Lê Đại Hành đều duy trì nghi lễ cày tịch điền Đọi Sơn với các hình thức khác nhau. Thời Nguyễn là thời lễ tịch điền có nhiều "niêm luật" cụ thể, được tổ chức quy mô, do bộ lễ đứng ra chủ trì nhưng lễ hội này cũng chấm dứt dưới thời vua Khải Định. Sau một thời gian dài gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại. Năm 2010, Chủ tịch Nước Nguyễn Minh Triết đã đến mặc áo nông dân cầm cày thực hiện nghi lễ tịch điền Đọi Sơn. Năm 2012, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cũng đã về Đọi Sơn cùng Đảng bộ, nhân dân Hà Nam, Duy Tiên mở hội tịch điền. Còn năm 2014, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã về chủ trì lễ hội…

Lễ hội tịch điền Đọi Sơn gồm liên hoàn các nghi lễ và diễn xướng, kết hợp với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, diễn ra trong không gian rộng từ mồng 5-7 tết âm lịch trong đó có lễ rước chân nhang vua Lê Đại Hành từ đền Lăng, xã Liêm Cần, Thanh Liêm về xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, lễ rước nước, lễ sái tịnh…Nghi lễ chính trong lễ hội là việc tái hiện huyền tích từ thời Thập đạo tướng quân Lê Hoàn khi ông nhận thấy núi Đọi có vị trí chiến lược quan trọng đối với kinh đô Hoa Lư đến khi lên ngôi vua, Lê Đại Hành về chân núi Đọi cày ruộng để khuyến khích mở mang nghề nông. Hội thi trang trí trâu cũng là một hoạt động khá độc đáo trong lễ hội này. Vùng đất Đọi Sơn rất nỏi tiếng bởi nghề làm trống, nổi tiếng nhất là làng Đọi Tam. Trống làm bằng da trâu cái tiếng kêu giòn, vang. Nay dân Đọi Sơn nổi tiếng với sáng tạo đặc biệt khác: vẽ tranh lên mình trâu.

Thay vì trang trí bằng vải đỏ thời xưa, nay những chú trâu tham gia lễ tịch điền được trang trí bằng những nét vẽ tứ linh, tứ quý… Điều rất thú vị là các nghệ sỹ có thể thỏa thuê sáng tạo bằng màu sắc trên chất liệu có một không hai này trong khi trâu vẫn đi lại, gặm cỏ…

Năm 2015 là năm thứ 7, lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tái hiện tại nơi mà cách đây 1028 năm, vua Lê Đại Hành thực hiện lễ tịch điền đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Nghi thức mở đầu là lễ rước chân nhang từ đền thờ vua Lê Đại Hành về chùa Đọi. Tiếp đó, là lễ cáo yết xin Thành hoàng làng cho mở cửa đình Đọi Tam, lễ rước nước, lễ tắm tượng, lễ giải hạn cầu an trên chùa Đọi... Hội thi trang trí trâu cũng được tổ chức để chọn những con trâu đẹp nhất cày tịch điền. Đặc biệt, lễ cày tịch điền được tiến hành trọng thể với nghi thức cổ truyền là nghi lễ nhập thế vua Lê. Một cụ ông đức độ, thần thái uy nghiêm đã được chọn trong cộng đồng cư dân Đọi Sơn khoác áo long bào, đeo mặt nạ thực hiện nghi lễ hóa thân thành hình tượng vua Lê Đại Hành xuống mở những sá cày lễ đầu tiên trên thửa ruộng phù sa màu mỡ.

Tiếp đó, các vị lãnh đạo một số ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Hà Nam, huyện Duy Tiên và đại diện các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thực hiện nghi lễ cày tịch điền. Cùng với nghi lễ cày ruộng còn có đám rước kiệu vua, thành hoàng, tổ nghề, múa rồng, múa lân, lễ dâng hương, biểu diễn trống của Đội trống nữ thôn Đọi Tam và các hoạt động văn hóa nghệ thuật, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.
Ông Nguyễn Xuân Đông, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh, phát huy truyền thống trọng nông, lãnh đạo tỉnh Hà Nam luôn coi phát triển nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng. Nhiều mô hình sản xuất mới đã được thử nghiệm và áp dụng tại các địa phương trong tỉnh, bước đầu mang lại thu nhập ổn định cho nông dân, giúp họ xóa giảm đói nghèo và tiến đến làm giàu. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục tìm tòi, thử nghiệm và có biện pháp khuyến khích, nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến, hiệu quả, giúp nông dân tiếp tục nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Lễ hội năm nay diễn ra trong không khí vui tươi phấn khởi khi Hà Nam đạt nhiều thành tích đáng biểu dương trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 vừa qua. Nổi bật là tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt hơn 2.030 tỷ đồng, vượt 1,1% kế hoạch, tăng 4,4% so với năm 2013; toàn tỉnh có thêm 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Tại buổi lễ, UBND tỉnh đã trao Bằng công nhận 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới và trao tặng Cờ thi đua cho 12 tập thể tiêu biểu xuất sắc dẫn đầu Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới”…

Tác giả: Hoàng Anh

Nguồn tin: vanhien.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất