16:35 ICT Thứ sáu, 08/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1060

Máy chủ tìm kiếm : 21

Khách viếng thăm : 1039


Hôm nayHôm nay : 160515

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1328280

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 66650162

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển » Di sản văn hóa

Quang cao giua trang
top

VĂN BIA BẢO VỆ NÚI ĐÁ THUỘC QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN - NINH BÌNH

Tác giả: Vân Nguyễn - Thứ năm - 04/12/2014 10:22
VĂN BIA BẢO VỆ NÚI ĐÁ  THUỘC QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN -  NINH BÌNH

VĂN BIA BẢO VỆ NÚI ĐÁ THUỘC QUẦN THỂ DANH THẮNG TRÀNG AN - NINH BÌNH

Tòa soạn xin giới thiệu cùng bạn đọc một bài văn bia cổ khắc trên vách đá thuộc khu vực quần thể danh thắng Tràng An Ninh Bình. Văn bia có nội dung nhắc nhở phải bảo vệ, không được phá núi đá. Đọc văn bia, có thể thấy cha ông chúng ta đã có thái độ trân trọng như thế nào đối với thiên nhiên.

Tại núi Hang Sung, xóm Ngô Lân thuộc thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, có một bài văn bia bằng chữ Nôm xen lẫn chữ Hán khắc trên vách đá ở độ cao khoảng 15m so với mặt ruộng, kích thước 40x40cm. Toàn bia có khoảng 30 chữ viết theo lối đá thảo, mờ một số chữ. Trán bia có 2 chữ Cáo bạch. Thân bia có 5 dòng viết từ trên xuống, từ phải qua trái.  Dưới đây là nguyên văn nội dung bài văn bia mà bước đầu chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu được:
 
Phiên âm:
Cáo bạch
Phải chăng nơi không chốn đổ (đổi)
Lấy đá hay bẩy đá
Khả không nghe cứ làm
Lân bắt giải trình đình
Chưng lãng không bảo tiền.
Tạm dịch:
Thông báo cho nhiều người
Phải chăng nơi đây không thuộc về ai mà muốn thay đổi sao cũng được
Việc lấy đá hay là bẩy đá?
Không nghe lời (cáo bạch) mà cứ làm
Lân[1] bắt giải lên đình[2]
Vậy bọn lêu lổng, phóng lãng các ngươi còn không lo mà bảo vệ trước.
Nội dung:
Bài văn bia hiện rõ nội dung là ngăn cấm việc phá đá thuộc dãy núi Hang Sung, nơi có đoạn tường thành nhân tạo thuộc khu thành Nội của Kinh đô Hoa Lư xưa. Như vậy có thể thấy đã từng có người lấy đá, phá núi phục vụ cho các mục đích khác nhau, gây tổn hại tới khu tường thành mà chính quyền, nhân dân nơi đây không đồng tình nên đã ra lời Cáo bạch này nhằm ngăn chặn hành động đó. Bản văn bia nói rõ bảo vệ núi là ý thức, trách nhiệm của mọi người dân, nếu ai vi phạm thì bị bắt và xử tội.
Niên đại:
Bia không đề ngày tháng và tên tác giả nhưng qua hình thức, lời văn, nét chữ mà chúng ta có thể thấy bài văn bia khá cổ, hoàn toàn không phải thuộc giai đoạn gần đây, chẳng hạn như: Văn bia không dùng chữ làng, thôn mà dùng chữ lân (lân là một từ Hán cổ), đặc biệt là chữ Nôm xen lẫn chữ Hán (chữ Nôm nhiều hơn chữ Hán) như vậy có thể nói thời kỳ này chữ Nôm phát triển hết sức mạnh mẽ.   
Hiện nay các bản văn bia còn lưu giữ có nhiều chữ Nôm thì chủ yếu là thời nhà Trần. Các tác phẩm chữ Nôm phát triển nhiều về số lượng và đa dạng về thể loại nhất là từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX. Ngoài ra, xét về lịch sử vùng đất, chúng ta có thể tạm đoán niên đại cho bản văn bia này vào thời Lê - Mạc (Thế kỷ XVI - XVII) khi mà Cố đô Hoa Lư đề cao, trú trọng việc tôn tạo, tu bổ di tích, như xây dựng lại đền thờ vua Đinh, vua Lê trên qui mô lớn, tu sửa lại các đình, đền chùa thì việc bảo vệ các bức tường thành thiên tạo của khu Cố đô Hoa Lư cũng được đề cao và có những biện pháp bảo vệ và bản Cáo bạch này ra đời trong hoàn cảnh đó.
Điều đáng mừng và trân trọng là cho đến ngày nay núi Hang Sung vẫn giữ được nguyên vẹn, một phần là do ý thức giữ gìn, bảo vệ cảnh quan, bảo vệ núi của nhân dân nơi đây, một phần là do trách nhiệm của những người đứng đầu các làng, xã để ngày nay thế hệ nối tiếp chúng ta đang được thừa hưởng những giá trị lớn lao về lịch sử - văn hóa đó, chúng ta sẽ cố gắng cùng nhau chung sức bảo vệ lấy những thành quả, những giá trị di sản mà các đấng tiền nhân đã để lại.


1 Nguyên nghĩa là láng giếng, Cứ một số nhà ở gần nhau thì gọi là lân.( Xưa ít dân nên ứng với ngày nay lân tương đương với làng, thôn)
2 Phép nhà Hán chia đất cứ mười dặm là một đình, mười đình là một làng, nên người coi việc làng là "đình trưởng" 亭長, tức lý trưởng bây giờ

Tác giả: Vân Nguyễn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất