Đang truy cập : 524
•Máy chủ tìm kiếm : 1
•Khách viếng thăm : 523
Hôm nay : 55786
Tháng hiện tại : 2492419
Tổng lượt truy cập : 62251153
Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp ngày 7/11/2006.
Đội ngũ cán bộ chủ chốt của Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển là những chuyên gia đã từng hợp tác, làm việc trong nhiều dự án nghiên cứu và phát triển hơn 10 năm qua bao gồm các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, những nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo trong và ngoài nước có khả năng chuyên môn, nhiệt huyết, sáng tạo và năng động trong công tác nghiên cứu và phát triển.
Ban lãnh đạo
- GS.TS. Đặng Cảnh Khanh, Viện trưởng điều hành
- PGS. TS. Đặng Văn Bài, Phó viện trưởng.
- ThS. Đặng Vũ Cảnh Linh, Phó Viện trưởng thường trực
Sứ mệnh
- Khai thác và phát huy những giá trị di sản văn hóa truyền thống, tri thức bản địa trong việc xác định mục tiêu phát triển và phục vụ công tác phát triển cộng đồng và xã hội.
- Định hướng các hoạt động thực tiễn, phát triển cộng đồng, phát triển xã hội trên cơ sở của việc giữ gìn các giá trị truyền thống, đối thoại văn hóa và tôn trọng văn hóa giữa các nhóm cộng đồng và xã hội.
- Định hướng xây dựng những giá trị văn hóa và giá trị phát triển cộng đồng mới phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn liên quan đến mối quan hệ giữa truyền thống và phát triển biểu hiện trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường.
- Xây dựng và triển khai các mô hình can thiệp, hành động hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hóa của cộng đồng và xã hội, định hướng xây dựng những giá trị và sự lựa chọn mới cho mục tiêu phát triển.
- Tư vấn, đánh giá, phản biện và giám định các vấn đề xã hội, các dự án, chính sách liên quan đến lĩnh vực truyền thống và phát triển tại các vùng miền.
- Cung cấp các dịch vụ khoa học công nghệ thông qua hoạt động tổ chức hội thảo, tập huấn, truyền thông, phổ biến thông tin, kiến thức, kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng trong hoạt động liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu truyền thống và phát triển.
Phương pháp tiếp cận
Những hoạt động dự án nghiên cứu và phát triển của chúng tôi dựa trên cơ sở của những nguyên tắc tiếp cận:
- Ưu tiên hỗ trợ các nhóm xã hội thiệt thòi và các cộng đồng khó khăn trên nguyên tắc phát triển bền vững.
- Tăng cường các thiết chế giám sát, bảo vệ các giá trị văn hóa, tri thức bản địa của các cộng đồng
- Tăng cường đối thoại và hợp tác giữa các nhóm xã hội trong các dự án phát triển bao gồm: chính quyền, các đoàn thể, hiệp hội, các tổ chức NGO, cộng đồng và các nhân vật xã hội.
- Phương pháp cùng tham gia và chia sẻ những mối quan tâm chung, cùng tháo gỡ và giải quyết những vấn đề xã hội trong phát triển.
- Nâng cao năng lực tổ chức, trao quyền hướng tới cộng đồng và xã hội dân sự.
- Định hướng xây dựng hệ giải pháp, khuyến nghị cải thiện chính sách và môi trường đầu tư, phát triển.
Chương trình hành động :Chương trình hành động của chúng tôi trong giai đoạn 2006 - 2011 tập trung vào các lĩnh vực :
1. Nghiên cứu, khai thác, phát triển những giá trị truyền thống, tri thức bản địa phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế.
2. Nghiên cứu và phát triển tiến trình đối thoại văn hóa giữa các nhóm cộng đồng và xã hội, định hướng xây dựng mô hình, khuôn mẫu văn hóa phát triển bền vững cho các cộng đồng và các nhóm xã hội.
3. Nghiên cứu, phát triển các nguồn lực giải quyết những vấn đề của cộng đồng và xã hội góp phần hỗ trợ sinh kế của người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm đói nghèo, hỗ trợ giáo dục, văn hóa, giải quyết các vấn đề xã hội như ma túy, mại dâm, buôn bán phụ nữ và trẻ em.
4. Tuyên truyền phòng chống HIVAIDS, hỗ trợ tâm lý, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nhóm lây nhiễm HIV/AIDS.
5. Nâng cao quyền phụ nữ, trẻ em, thúc đẩy các hoạt động bình đẳng giới, lồng ghép giới trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương và cộng đồng.
6. Nghiên cứu và phát triển các mô hình hỗ trợ chăm sóc người cao tuổi, phát huy vai trò của người cao tuổi trong quan hệ gia đình và xã hội
7. Nghiên cứu, can thiệp và xây dựng mô hình gia đình trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
8. Nghiên cứu, cải thiện chất lượng dịch vụ công, quá trình cung ứng dịch vụ công, nâng cao quyền lựa chọn, tham gia và sự tiếp cận của người dân đối với các loại hình dịch vụ công.
9. Tư vấn, đánh giá và giám định các vấn đề xã hội liên quan đến lĩnh vực truyền thống và phát triển tại các vùng miền
10. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, truyền thông, nâng cao kiến thức, kỹ năng, xây dựng năng lực nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của cộng đồng trong việc tự giải quyết các vấn đề liên quan đến truyền thống và phát triển của địa phương.