12:55 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 448

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 433


Hôm nayHôm nay : 68024

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1932470

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33268891

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển » Thời đàm

Quang cao giua trang
top

Sống thanh đạm là một giá trị

Tác giả: ST - Thứ sáu - 03/10/2014 15:27
Sống thanh đạm là một giá trị

Sống thanh đạm là một giá trị

Unesco nêu lên 12 giá trị sống như sau:Hòa bình, Tôn trọng, Tình yêu thương, Khoan dung,Trung thực,Khiêm tốn,Hợp tác, Hạnh phúc,Trách nhiệm, Giản dị,Tự do,,Ðoàn kết.








HÒA BÌNH
Hòa bình là đặc trưng nổi bật của những gì mà chúng ta gọi là “xã hội văn minh”, là mơ ước của biết bao thế hệ người về một trạng thái tinh thần bình an, một cuộc sống hạnh phúc không có chiến tranh và bạo lực, trong đó mọi người đều yêu thương và hợp tác cùng nhau.

Hòa bình cần phải bắt đầu từ mỗi người trong số chúng ta. Thông qua sự suy ngẫm lặng lẽ và nghiêm túc về ý nghĩa của hòa bình, mỗi người, mỗi dân tộc lại có được các cách thức và sáng tạo mới để có thể hiểu biết, cảm thông và chia sẻ cùng nhau hướng tới tình bạn và sự hợp tác.

Hòa bình bao gồm có các tư tưởng, tình cảm, ước muốn và hành động trong sáng. Để giữ được hòa bình chúng ta cần có tri thức, tình cảm, lòng quyết tâm và sức mạnh
 
   TÔN TRỌNG
Con người là quý giá và cần phải được tôn trọng. Tất cả chúng ta đều có quyền được sống trong sự tôn trọng và có nhân phẩm.Tôn trọng là cơ sở cho sự tự tin. Khi chúng ta tôn trọng bản thân, ta sẽ dễ dàng tôn trọng người khác

Hiểu biết về giá trị tự nhiên của mình và tôn trọng giá trị của người khác là cách thức đích thực để có được sự tôn trọng. Khi có sức mạnh từ sự tự tin và tôn trọng bản thân, chúng ta sẽ công bằng với người khác và tôn trọng họ. Những ai biết tôn trọng sẽ được tôn trọng.
 
TÌNH YÊU THƯƠNG

Thế giới sẽ tốt hơn nhờ có tình yêu thương. Tình yêu thương là quy luật tự nhiên của tình cảm con người. Con người đều có bản chất tự nhiên là sự yêu thương. Tình yêu thương được dành cho đất nước, cho chân lý, cho sự công bằng, cho đạo đức, cho con người và cho thiên nhiên.

Tình yêu thương không đơn giản chỉ là sự thèm muốn, say mê và những đòi hỏi của dục vọng, mà là ý thức về sự quên mình. Nó cũng không có biên giới hoặc sự thiên vị. Tình yêu thương luôn hướng về tất cả mọi người.
Luật pháp phải thực sự thể hiện được sự rung cảm của trái tim. Nếu trái tim của chúng ta trống rỗng, không niềm yêu thương thì không luật pháp hay cải cách chính trị nào có thể lấp đầy nó được.
 
    KHOAN DUNG

Hòa bình là mục đích, còn khoan dung là phương pháp để đạt tới hòa bình. Khoan dung là sự cởi mở và sự chấp nhận những sự khác biệt, chấp nhận cá tính và sự đa dạng của người khác, dân tộc khác. Nó giúp chúng ta phát hiện và loại bỏ những sự ác cảm với con người, văn hóa, chủng tộc, tôn giáo... được coi là khác biệt

Khoan dung là sự tôn trọng thông qua sự hiểu biết lẫn nhau. Nguyên nhân chính của việc không khoan dung là sự sợ hãi và sự thiếu hiểu biết. Nền tảng của khoan dung là tình yêu, sự quan tâm, chăm sóc và lòng trắc ẩn.
Những ai biết đánh giá những điều tốt đẹp của người khác là những người có lòng khoan dung và bản thân họ cũng dễ dàng nhận được sự khoan dung
 
TRUNG THỰC

Một người đáng được tin cậy là một người trung thực. Trung thực là luôn tôn trọng sự thực. Trong mọi tình huống, nhận thức, lời nói và việc làm, người trung thực đều tuân theo lẽ phải, tuân theo những giá trị đúng đắn. Với sự trung thực thì không có đạo đức giả hay sự giả tạo tạo.

Trung thực có nghĩa là không có sự mâu thuẫn và trái ngược nhau trong các suy nghĩ, lời nói hay hành động. Khi trung thực, chúng ta sẽ cảm thấy mọi việc đều rõ ràng, sáng tỏ, minh bạch. Trung thực sẽ tạo nên sự hài hòa và tin cậy lẫn nhau. Sự trung thực giúp chúng ta tăng thên bạn hữu và bớt đi kẻ thù.
 
KHIÊM TỐN
Khiêm tốn là một giá trị. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về mình, cho phép mình lớn lên cùng với những phẩm giá chính trực, không cần đến những sự thể hiện bên ngoài. Khiêm tốn vừa là biểu hiện của sự tự trọng đồng thời cũng chính là sự tôn trọng người khác,

Khi khiêm tốn chúng ta sẽ không còn chủ quan, không coi thường người khác, chúng ta sẽ nhìn đúng được bản chất sự thật, duy trì được sức mạnh bên trong.

Khiêm tốn cho phép ta có được sự minh mẫn khi đối mặt với các thách thức . Khiêm tốn không hề làm giảm đi giá trị của bản thân mà còn làm cho một người trở nên tuyệt vời hơn trong con mắt và trái tim người khác.
 
HỢP TÁC
Chúng ta sống bên cạnh những người khác và bởi vậy rất cần đến sự hợp tác. Sự hợp tác tồn tại khi mọi người cùng làm việc cho mục đích chung. Hợp tác sẽ tạo nên những sự liên kết tốt đẹp và tình cảm trong sáng, có lợi cho công việc. Trong hợp tác, chúng ta sẽ bổ sung cho nhau những ý tưởng, những sự sáng tạo để hiệu quả công việc ngày càng cao hơn.

Việc hợp tác luôn đòi hỏi sự công nhận những giá trị đóng góp và thái độ tích cực của mỗi người.Nguyên tắc quản lý cao nhất của sự hợp tác là tôn trọng lẫn nhau. Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự hợp tác. Người nào hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Sự quan tâm, chăm sóc và chia sẻ tạo nên một nền tảng cho sự hợp tác
 
HẠNH PHÚC

Hạnh phúc là trạng thái đặc biệt của tâm hồn trong đó chúng ta luôn cảm thấy thỏa mãn với sự bình yên, không có rối loạn và bạo lực. Chúng ta luôn nhận được những lời nói và cử chỉ tốt lành và luôn hài lòng với bản thân và với những người xung quanh.

Hạnh phúc không thể mua, bán hay mặc cả. Hạnh phúc sẽ đên khi chúng ta nhận ra, đấu tranh để hướng tới nó. Khi có tình yêu và sự yên ổn của tâm hồn, hạnh phúc sẽ đến, hãy trao gửi và đón nhận.nó. Hạnh phúc chân chính chỉ đến với mỗi cá nhân khi chúng ta cũng hướng tới hạnh phúc của những người khác, mong muốn tốt lành cho tất cả mọi người và xây dựng nên một thế giới hạnh phúc hơn.
 
TRÁCH NHIỆM
Trách nhiệm là thực hiện phần đóng góp của mình, chấp nhận những đòi hỏi và thực hiện nhiệm vụ với khả năng tốt nhất. Một người có trách nhiệm luôn luôn thực hiện bổn phận bằng cách trung thành với mục tiêu.

Khi một người có trách nhiệm, họ bằng lòng với những khó khăn, gian khổ, đóng góp công sức của mình một cách ý thức và trung thực. Một người có trách nhiệm cũng biết thế nào là công bằng, có trách nhiệm cũng có nghĩa là có quyền lợi và ngược lại. Bởi vậy, trách nhiệm không chỉ có nghĩa là những sự ràng buộc, mà còn là những gì cho phép ta đạt được những điều mình muốn.
 
GIẢN DỊ
Giản dị là những gì diễn ra một cách tự nhiên, không màu mè, bầy vẽ.

Bởi vậy, giản dị là đẹp, là sống đúng với bản chất và không làm mọi thứ phức tạp lên. Giản dị là việc cảm nhận được những điều dù nhỏ bé nhưng lại là quý báu là việc vui hưởng một tâm hồn và trí tuệ mộc mạc, chất phác.
Giản dị luôn kêu gọi bản năng, trực giác và khả năng nhìn thấu bản chất sự việc để tạo ra những suy nghĩ tinh túy và cảm xúc chân thực. Bởi vậy nó là sự cảm nhận vẻ đẹp bên trong và những giá trị của tất cả mọi người. Nó cũng mang lại sự chân thực trong các mối quan hệ..

Giản dị dạy chúng ta về sự tiết kiệm, sử dụng nguồn lực hợp lý vì lợi ích của các thế hệ tương lai. Giản dị là người tiên phong cho sự phát triển bền vững. Giản dị cũng kêu gọi mọi người suy nghĩ lại những giá trị của mình.
 
TỰ DO
Tự do là những nhận thức và hành vi phù hợp với các quyền và nghĩa vụ. Nó không phải là không có giới hạn, không phải là được phép làm tất cả những gì mình muốn. Những hành vi xâm phạm các quyền của một hay nhiều người để có tự do cho bản thân, gia đình chỉ là sự lạm dụng tự do. Tự do còn có nghĩa là được giải phóng khỏi những lầm lẫn trong trí tuệ và trái tim.
 
ÐOÀN KẾT
Đòan kết là sự hài hòa bên trong và giữa các cá nhân với nhau trong một nhóm hay một cộng đồng. Sự đoàn kết bắt nguồn từ tinh thần bình đẳng và thống nhất, ở đó tất cả mọi người đều được tôn trọng.

Đoàn kết được xây dựng trên cơ sở sự thống nhất chung về mục tiêu, tầm nhìn, hoặc một sự nghiệp chung. Đoàn kết  tạo thành sức mạnh để thực hiên những nhiệm vụ chung, là cơ sở để hợp tác, nâng cao sự nhiệt tình đối với công việc và làm cho bầu không khí chung trở nên thống nhất. Việc thiếu tôn trọng đoàn kết là nguyên nhân dẫn tới thất bại./.

Tác giả: ST

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất