13:18 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 508

Máy chủ tìm kiếm : 51

Khách viếng thăm : 457


Hôm nayHôm nay : 70047

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1934493

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33270914

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển » Thời đàm

Quang cao giua trang
top

Để đừng vã mồ hôi khi cầm hóa đơn điện

Tác giả: Lê Chân Nhân - Thứ hai - 29/06/2015 22:35
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Người dân Hà Nội vã mồ hôi vì hóa đơn tiền điện tháng sáu tăng đột biến, có hộ gia đình tăng gấp đôi, gấp ba tháng trước. Đối với gia đình công chức, trả vài triệu đồng tiền điện cho một tháng tất nhiên quá xót ruột.

Câu hỏi đặt ra là nhà điện có ăn gian của nhà dân không? Kiểm tra công tơ điện đối chiếu với hóa đơn, mọi thứ điều hợp lý. Quy định áp giá điện mới cho sử dụng điện sinh hoạt tăng cao phần lũy tiến người dân cũng đã rõ. Tháng nắng nóng, sử dụng thiết bị điện công suất cao, tiêu thụ nhiều điện năng, bà con phải trả tiền điện gấp hai, ba lần.

Kêu giời kêu đất thì cũng phải trả tiền bởi vì người dân không thay đổi được giá điện đã quy định, không đòi nhà điện phải hạ giá điện. Rõ ràng, để phải trả tiền điện mà không vã mồ hôi thì chỉ còn cách thay đổi hành vi sử dụng điện của mỗi hộ gia đình.

Chỉ khi phải đối diện với đồng tiền mồ hôi nước mắt thì đòi hỏi về thực hành tiết kiệm mới gắt gao. Nhiều người tự tin cho rằng mình đã hết sức tiết kiệm, nhưng cách tiết kiệm đôi lúc chưa hiệu quả. Có ý thức tiết kiệm là một việc, nhưng biết cách tiết kiệm hiệu quả lại là chuyện khác.

Có không ít người thấy nóng là mở hết công suất máy lạnh hoặc cho quạt máy chạy suốt ngày, thỏa mãn nhu cầu làm mát trước, tiền bạc tính sau. Với cách sử dụng thiết bị điện như vậy, tất nhiên phải tốn tiền.

Người kỹ lưỡng hơn, sẽ tính toán cẩn thận khi sử dụng máy điều hòa và các thiết bị làm mát. Biết cân chỉnh, tăng giảm nhiệt độ phù hợp, với nguyên tắc chỉ đối phó với cái nóng hơn là thỏa mãn tối đa nhu cầu làm mát. Cách này đương nhiên sẽ giảm “thiệt hại” tài chính hơn.

Nhưng tính toán như trên vẫn chưa đủ, theo chỉ dẫn của các chuyên gia trong ngành, còn rất nhiều kiến thức về tiết kiệm điện rất đáng được học hỏi, áp dụng, vừa có lợi cho người tiêu dùng, vừa có lợi cho ngành điện.

Cách tiết kiệm thiết thực nhất đó là lựa chọn thiết bị điện được đảm bảo tiết kiệm điện nhất, đồng thời tổ chức, lắp đặt hệ thống điện trong nhà một cách khoa học. Cung cấp ánh sáng cũng như các nhu cầu sử dụng điện khác vừa đủ, không lãng phí. Sự lãng phí điện năng của một gia đình không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho gia đình đó, mà ảnh hưởng chung đến toàn xã hội.

Đừng kêu than khi cầm chiếc hóa đơn điện vì sẽ không ai giúp mình trả tiền, mà hãy tự giúp mình bằng cách tiết kiệm điện đúng cách.

Nhưng cũng xin thưa với nhà điện rằng, các vị kêu gọi người dân sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm điện, lắp đặt thiết bị điện khoa học để không thất thoát điện năng. Vậy thì chính các vị cũng làm đúng như vậy để không bị lãng phí.

Người dân lãng phí điện thì phải trả tiền cho nhà điện không thiếu một xu, nhưng nhà điện lãng phí, thất thoát điện thì tăng giá điện để bù vào. Cuối cùng rồi người tiêu dùng cũng gánh hết. Như thế là không công bằng.

Tác giả: Lê Chân Nhân

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất