04:28 ICT Thứ ba, 15/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 669

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 662


Hôm nayHôm nay : 32181

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2468814

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 62227548

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển » Thời đàm

Quang cao giua trang
top

Giảm thu phí để giảm gánh nặng cho dân

Tác giả: Lê Chân Nhân - Thứ tư - 01/07/2015 21:02
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Thông qua phí và lệ phí, năm 2012, ngân sách thu được 29.112 tỉ đồng (bằng 3,9% tổng thu); năm 2013 là 31.271 tỉ đồng (bằng 3,8% tổng thu) và năm 2014 là 33.271 tỉ đồng (bằng 3,99% tổng thu).

Như vậy, ngoài việc thu thuế, nhà nước còn thêm nguồn thu khác từ phí và lệ phí. Cũng có nghĩa người dân phải đóng thêm một khoản “thuế” ngoài thuế. Có phải do ngân sách thu từ phí và lệ phí lớn như vậy, nên nhà nước khai thác tối đa từ nguồn này?

Thu phí để tăng ngân sách tất nhiên rất cần, nhưng không thể vì thế mà tận thu. Cho nên, điều mà các đại biểu Quốc hội từng đặt ra ở diễn đàn Quốc hội vừa qua chính là phải loại bỏ những khoản phí bất hợp lý để giảm bớt gánh nặng cho người dân. Đối với rất nhiều gia đình, phải chắt chiu từng đồng để sống qua ngày, thêm một khoản phí phải nộp là bớt đi một miếng cơm. Người nghèo còn chiếm đa số ở đất nước này.

Trên thực tế, chính quyền khai thác sức dân theo kiểu tận thu, thậm chí lạm thu. Điển hình như phí xe máy, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm từng phân tích: “Nhiều người dân than với tôi rằng họ sắm chiếc xe máy chỉ để đi chợ, đón con. Con đường họ đi ngay trong xóm, trong khu phố của mình. Mà đường đó do chính họ và cư dân xung quanh tự cắt đất, bỏ tiền ra làm. Xe họ mua, đường họ làm, sao họ phải đóng phí? Như vậy là quá vô lý!”.

Đại biểu Lê Đình Khanh cũng chỉ ra những quy định thu phí theo kiểu “phí chồng phí”: “Khi tàu thuyền chạy trên sông thì phải đóng phí luồng lạch; vào cảng lại phải đóng thêm phí cập cảng, phí neo đậu, phí lưu trú. Nhiều phí quá! Đã nộp phí cập cảng rồi thì nên thôi phí neo đậu vì người ta vào cảng thì phải neo đậu chứ”.

Người dân, doanh nghiệp nhận thấy nhiều khoản phí vô lý, nhưng đành phải cắn răng mà đóng, chẳng ai đi cãi nhau với chính quyền vì một vài ngàn hay vài chục ngàn đồng cho mất thì giờ. Chưa kể, có nhiều khoản phí thu theo kiểu vừa kêu gọi vừa cưỡng bức như thi tiền bão lũ, quốc phòng, an ninh… nhiều thứ đến mức người dân không thể nhớ hết. Chẳng lẽ đại diện tổ dân phố đến tận nhà chìa sổ ra mà từ chối?

Mới đây, Bộ Tài chính yêu cầu : “Ngừng ngay việc thu các khoản phí, lệ phí cao hơn mức quy định hoặc không trong danh mục phí, lệ phí được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định hiện hành; Việc phân bổ kinh phí, quản lý sử dụng, thanh quyết toán từ nguồn thu phí, lệ phí bảo đảm thực hiện chính sách tiết kiệm, sử dụng đúng nội dung, mục đích từng khoản thu phí, lệ phí theo quy định hiện hành”.

Bộ Tài chính yêu cầu nhưng liệu các địa phương có thực hiện không, ai kiểm tra để biết chính quyền thu loại phí nào chưa đúng quy định hiện hành?

Trước hết, Bộ Tài chính cần rà soát, chỉ ra khoản phí và lệ phí nào bất hợp lý và có quyết định ngừng thu ngay lập tức.

Tác giả: Lê Chân Nhân

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất