11:49 ICT Thứ tư, 09/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 670

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 660


Hôm nayHôm nay : 82728

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1511878

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61270612

Trang nhất » Tin Tức » Bàn tròn

Quang cao giua trang
top

Nan Ngôn (ngại nói)

Tác giả: Hàn Phi Tử - Thứ sáu - 06/06/2014 11:38
Nan Ngôn (ngại nói)

Nan Ngôn (ngại nói)

LTS : Nhân chuyện phản biện xã hội, tòa soạn xin được trích lục vài lời bình của Hàn Phi Tử về cái điều mà theo ông đã khiến cho bậc trí giả nan ngôn (ngại nói). Mà khi có nhiều người nan ngôn, thì nước sẽ ít đi những lời hay ý tốt. Vì vậy phải gỡ bỏ rào cản, rộng đường cho sự sâu rộng, uyên bác để mà canh tân, giáo hóa, góp vào sự tiến bộ .
Bầy tôi là Phi không phải ngại nói. Sở dĩ ngại nói là vì nếu nói lời thuận tai, trơn tru, đẹp đẽ, văn vẻ hoa mỹ thì bị xem là phù hoa mà không chân thật. Nếu lời nói đôn hậu, cung kính, thẳng thắn, cẩn thận thì bị coi là vụng về, không giống người ta.
 
Nếu nói nhiều, dẫn nhiều, lại hay so sánh thì bị xem là trống rỗng và vô dụng. Nếu nói tóm tắt, gọn gàng, trình bày thẳng mà không tô vẽ thì bị xem là gay gắt, không giỏi biện luận. Nếu nói gay gắt đến những người thân cận, nêu rõ tình người thì bị xem là gièm pha và không nể nang người ta. Nếu nói chuyện rộng lớn, sâu xa không thể lường được thì bị xem là huênh hoang, vô dụng. Nếu nói chuyện vụn vặt trong nhà trình bày hết điều này điều khác, thì bị xem là thô lậu.
 
Nếu nói gần với thế tục, giọng không làm phật lòng người trên thì bị xem là tham sống và nịnh hót. Nếu lời nói khác xa thế tục thì bị xem là lừa dối. Nếu lời nói lưu loát nhanh nhẹn, biện luận thông suốt, có nhiều văn vẻ thì bị xem là văn hoa. Còn nếu bỏ văn hoa, cứ theo phép tắc mà trình bày thì bị xem là quê mùa. Nếu luôn đem chuyện Kinh thi, Kinh thư như người xưa mà nói thì bị xem là kẻ tụng sách xưa. Chính vì vậy bề tôi Phi ngại nói và rất lo lắng.
 
Mặc dầu phép tắc tuy đúng cũng chưa chắc đã được nghe theo, nghĩa lý tuy đầy đủ cũng chưa chắc đã được dùng. Nếu đại vương không tin theo lời nói này, thì ít ra cũng cho là phỉ báng, chê bai, và lớn nữa thì tai họa chết chóc đến thân mình.
 
Cho nên Ngũ Tử Tư giỏi mưu kế mà bị nước Ngô giết, Trọng Ni khéo biện thuyết mà bị nước Khuông bao vây, Quản Di Ngô thực là người hiền mà bị nước Lỗ bỏ tù. Ba vị kia đâu phải là người không hiền. Nhưng vì họ gặp ba ông vua không sáng suốt vậy.

Tác giả: Hàn Phi Tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất