06:27 ICT Thứ sáu, 04/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 662

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 660


Hôm nayHôm nay : 35965

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 499837

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60258571

Trang nhất » Tin Tức » Bàn tròn

Quang cao giua trang
top

Hoạt động báo chí và quản lý báo chí trong hệ thống cơ quan Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Tác giả: Lê Vũ Chí Thiện; Ảnh : Phong Vũ - Thứ hai - 11/05/2015 19:34
Ông Phan Tùng Mậu, phó chủ tịch LHHVN điều hành Hội thảo định hướng và các giải pháp quản lý hoạt động báo chí

Ông Phan Tùng Mậu, phó chủ tịch LHHVN điều hành Hội thảo định hướng và các giải pháp quản lý hoạt động báo chí

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) là một trong những cơ quan quản lý hệ thống báo chí lớn nhất Việt Nam hiện nay, có chức năng và nhiệm vụ đoàn kết và tập hợp đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ trong và ngoài nước, điều phối hoạt động của các hội thành viên, là đầu mối giữa các cơ quan, tổ chức, thông tin, truyền thông nhằm giải quyết những vấn đề chung trong phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.

  Theo thống kê đến tháng 1/2015, toàn hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam có 101 cơ quan báo chí và 400 ấn phẩm thông tin báo chí ( gồm 124 báo, tạp chí; 65  bản tin và 211 trang tin điện tử tổng hợp), cụ thể như sau :  

         Cơ quan báo chí 101 cơ quan có giấy phép hoạt động và 124 ấn phẩm báo: 11 thuộc Đoàn chủ tịch với 29 ấn phẩm; 60 thuộc hội ngành toàn quốc với 64 ấn phẩm; 8 thuộc LHH địa phương với 8 ấn phẩm; 22 thuộc đơn vị 81 có sự quản lý trực tiếp của đoàn chủ tịch với 23 ấn phẩm. Về ấn phẩm báo chí có 124 ấn phẩm báo và tạp chí có 22 báo và 102 tạp chí. Về ấn phẩm bản tin có 65 bản tin 13 thuộc Hội ngành toàn quốc; 43 thuộc LHH địa phương và 9 thuộc tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc (đơn vị 81).  Về trang tin điện tử có 211 trang tin  điện tử tổng hợp (4 trực thuộc cơ quan trung ương, 63 thuộc hội thành viên,  37 thuộc LHH địa phương và 107 thuộc các đơn vị 81).

  • Thực trạng hoạt động của hệ thống Báo chí LHHVN

Những vấn đề chung trong cơ cấu hoạt động của tờ báo

         Theo kết quả thu được từ các biểu mẫu thống kê thu được tại các cơ quan báo chí Liên hiệp hội Việt Nam, cho thấy, trong cơ cấu các loại hình báo chí khảo sát, loại hình tạp chí chiếm tỉ lệ cao nhất ( 87,2%), sau đó đến loại hình báo in (10,3%). Bản tin và loại hình khác chiếm tỷ lệ thấp nhất chỉ 2,6 %.

            Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy sản phẩm báo chí hiện nay của Liên hiệp hội Việt Nam là khá phong phú và đa dạng, theo cơ cấu các lĩnh vực báo chí khảo sát, lĩnh vực khoa học kỹ thuật chiếm tỷ lệ gần một nửa, chiếm 38,5 %; hơn gấp đôi so với lĩnh vực khoa học tự nhiên (15,4%); tiếp đó là tới lĩnh vực y tế ( 12,8%), xã hội (10,3%), cuối cùng là lĩnh vực kinh tế (7,7%).

          Đối với đặc điểm cơ quan chủ quản, tỷ lệ các cơ quan báo chí thuộc các Hội ngành toàn quốc chiếm phần lớn (74,4%), trong khi trực thuộc các tổ chức khoa học- kỹ thuật chỉ có 15,4%, còn dưới sự quản lý trực tiếp của Liên hiệp hội Việt Nam chỉ có 10,3%. Hệ thống báo chí Liên hiệp hội Việt Nam phản ánh tính đặc thù là quản lý “từ xa” nên phần lớn cơ quan báo chí trực thuộc các tổ chức khoa học, các hội ngành.

           Tìm hiểu về năm thành lập của các đơn vị báo chí. Tỷ lệ các cơ quan báo chí thành lập trên 20 năm chiếm tỷ lệ khá cao là 26,3%. Còn lại phần lớn các đơn vị báo chí thành lập trong những năm gần đây : từ 11 năm lên tới 20 năm chiếm tới 34,3%, còn 10 năm trở lại đây chiếm 39,5% .

           Về quy mô hoạt động của các cơ quan báo chí, biểu mẫu thống kê cho thấy các cơ quan báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam hoạt đông khá rộng với hơn ½ (59.0%) các cơ quan báo chí khảo sát có văn phòng đại diện tại các tỉnh. 

Hoạt động đầu tư cơ sở vật chất của các cơ quan báo chí

          Hoạt động đầu tư và cơ chế kinh tế của các cơ quan báo chí, trước hết về vấn đề trụ sở,  phần lớn các cơ quan báo chí hiện nay phải thuê trụ sở (43,6%), hoặc mượn của các cá nhân tổ chức (48,7%).

          Đối với các tài sản lớn hiện nay của các tòa báo, tính trung bình 1 cơ quan báo chí có 0,28 ô tô, có 0,72 máy chủ, 0,13 máy phát điện và không có xe chở hàng, chở báo. Tổng số toàn hệ thống có 11 xe ô tô, 28 máy chủ và 5 máy phát điện, đơn vị có nhiều nhất là 3 ô tô, 3 máy chủ và 3 máy phát điện. 

          Đối với các trang thiết bị phục vụ mục tiêu sản xuất thông tin, làm báo trực tiếp hiện nay của các tòa báo, trung bình một đơn vị có 13,3 máy tính để bàn (đơn vị nhiều nhất tới 55 máy, phổ biến nhất là 1 máy, tổng số toàn hệ thống có 518 máy), 3,03 máy xách tay (đơn vị nhiều nhất tới 20 máy, tổng số toàn hệ thống là 118 máy), 2,69 máy in  (đơn vị nhiều nhất tới 29 máy, phổ biến nhất là 1 máy, tổng số toàn hệ thống có 105 máy).

Nhân sự của các cơ quan báo chí

          Về nhân sự nói chung, trung bình một đơn vị báo chí trong hệ thống có 32,16 người đang làm việc, trung vị là 14, tuy nhiên sự chênh lệch khá lớn khi có đơn vị chỉ có duy nhất 1 cán bộ làm việc còn đơn vị nhiều nhất là 229 người. Tổng số toàn bộ nhân lực làm báo tại Liên hiệp Hội Việt Nam là 1190 người. So với tổng nhân sự thì số lượng phóng viên hạn chế hơn. Trung bình một đơn vị có 8,03 phóng viên, trung vị là 3, đơn vị ít nhất chỉ có 1 phóng viên và đơn vị nhiều nhất là 78 phóng viên. Toàn hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam có 281 phóng viên.

           Phỏng vấn các cán bộ báo chí về điều kiện hành nghề, tỷ lệ phóng viên, biên tập viên được cấp thẻ nhà báo trong hệ thống chưa cao, chỉ chiếm 47.5% trong khi số lượng phóng viên, biên tập viên chưa được cấp thẻ là 52.5%.

            So với thẻ nhà báo (hành nghề chuyên nghiệp) thì kết quả thống kê cho thấy số phóng viên, biên tập viên có thẻ Hội viên Hội Nhà báo có tỷ lệ cao hơn (79.8%).

            Theo kết quả điều tra còn cho thấy, đa số cán bộ phóng viên, biên tập viên trong độ tuổi thanh niên và là Đoàn viên 54.1%. Có tỷ lệ khá cao nhóm cán bộ lớn tuổi là Đảng viên 37.8% và  có 8.2% cán bộ được xét và học lớp đối tượng cảm tình Đảng.

Về trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ làm báo Liên hiệp Hội Việt Nam, theo kết quả điều, có 76.0% cán bộ phóng viên đạt trình độ đại học, tỷ lệ phóng viên có trình độ thạc sĩ 12.0%, tiến sĩ 5.0%.

            Qua mẫu điều tra đội ngũ phóng viên, biên tập viên, thấy đa số người làm báo ở Liên hiệp Hội Việt Nam được đào tạo từ chuyên ngành khoa học (79.5%) và chỉ có số lượng nhỏ 20.5% cán bộ phóng viên được đào tạo ngành báo chí.

            Về chất lượng nguồn nhân lực làm báo, đối với các khóa đào tạo, tập huấn mà cán bộ báo chí đã từng được tham gia, tỷ lệ cán bộ được đào tạo, tập huấn tin học khá cao 68.1%, ngoại ngữ 66.7% cán bộ tham gia khóa đào tạo. Ngoài ra cũng có nhiều cán bộ tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 50.5% phóng viên tham gia.

             Chế độ làm việc của đội ngũ làm báo tại các cơ quan báo chí, phần lớn cán bộ báo chí là được kí kết hợp đồng dài hạn chiếm 38.2%, số lượng cán bộ có biện chế, hợp đồng vô thời hạn tương đối thấp 21.3%, hợp đồng kí theo năm 27%, thỏa thuận theo công việc 5.6%, hợp đồng theo công việc 4.5%, chỉ có 3.3% không có hợp đồng.

Đánh giá các ấn phẩm và hoạt động chung của cơ quan báo chí

            Theo số liệu điều tra cho thấy, đánh giá về việc đảm bảo tính thời sự của tin bài ở các ấn phẩm mức tốt chiếm  tới 54.5% người trả lời. Bên cạnh đó tỷ lệ phóng viên, biên tập viên cho rằng mức độ bình thường đảm bảo tính thời sự tin bài khá cao chiếm 43.2%. Ngoài ra tỷ lệ tin bài được đánh giá chưa tốt chỉ chiếm 2,3% không đáng kể và không làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết hay uy tín của tờ báo.

            Đánh giá của phóng viên, biên tập viên về chất lượng nội dung các ấn phẩm báo chí của cơ quan mình so với những các cơ quan báo chí bên ngoài thì hầu hết cán bộ phóng viên đánh giá chất lượng nội dung tốt chiếm tới 71.1%. trong khi đó số lượng cán bộ phóng viên đánh giá chất lượng nội dung ở mức độ bình thường chỉ 27.8%. Còn lại thì một bộ phận rất nhỏ đánh giá nội dung chưa tốt 1.1%. So với tính thời sự cập nhật tin bài thì chất lượng nội dung được người trả lời đánh giá tốt hơn.

            Đối với đảm bảo tính khoa học, chuyên ngành một đặc điểm đặc thù của báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam, cho thấy đa số phóng viên, biên tập viên đánh giá rất tốt đảm báo tính khoa học và chuyên ngành chiếm 76.9, ở mức độ bình thường chiếm 22.0%, tỷ lệ cán bộ đánh giá chưa tốt không đáng kể 1.1%.

             Trong vấn đề thị trường, được hiểu là nhu cầu công chúng trên diện rộng, tỷ lệ người trả lời đánh giá cao khả năng đáp ứng của báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam thấp hơn so với các tiêu chí trên. Chỉ có 57.6% những người trả lời đánh giá các ấn phẩm báo chí đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi có 39.1% đánh giá ở mức bình thường và 3.3% đánh giá là chưa đáp ứng được .

            Theo số liệu điều tra khảo sát thu thập được thì tỷ lệ đánh giá chất lượng báo tốt nhờ vào việc tăng bản, tăng số chiếm 32.5%. Đa số người trả lời đánh giá ở mức độ bình thường chiếm 51.8%, và số người đánh giá chưa đạt được chất lượng chiếm tới 15.7%.

            Bên cạnh các hoạt động chuyên môn nói chung, quảng cáo là một trong những hoạt động quan trọng là nguồn thu cơ bản để duy trì hoạt động chung của tòa soạn và sản xuất các ấn phẩm. Từ kết quả điều tra cho thấy, tình trạng đủ trang quảng cáo đạt tỷ lệ tốt chỉ chiếm 37.9%, mức độ bình thường 39.1%. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị còn cho quảng cáo chưa tốt chiếm 23.0%. Đây cũng là tỷ lệ tương đối cao phản ánh đúng thực trạng của tình hình quảng cáo hiện nay trên các ấn phẩm báo chí. Để đảm bảo đủ số trang đăng quảng cáo với một tờ báo là việc không hề đơn giản.

Các hoạt động tổ chức, quản lý, môi trường làm việc tại các tòa báo

          Về đặc thù của công việc, có khá nhiều mô hình làm việc của những người làm báo. Thời gian làm việc trong giờ hành chính chiếm 43.0%, trong khi số người làm việc không trong giờ hành chính lại cao hơn là 57.0%. Điều này cho thấy tính năng động, linh hoạt trong môi trường báo chí Liên hiệp Hội Việt Nam cao hơn so với báo chí bên ngoài hệ thống.

          Trong đặc thù công việc thì làm việc ngoài giờ cũng chiếm 37%, không làm hành chính chỉ theo khoán sản phẩm thì chỉ có 26.0%. Việc đảm bảo bí mật công việc, thông tin chiếm 22.0% phản ánh đúng tính chất công việc của ngành nghề này, tìm kiếm thông tin mang lại cho xã hội  để phổ cập kiến thức mới cho xã hội. Bên cạnh cung cấp thông tin cũng có những thông tin không được phổ biến rộng rãi trong giới truyền thông.

          Trong vấn đề đi lại, đi công tác, thực tế đây là mô hình tác nghiệp đặc thù riêng biệt của ngành nghề làm báo. Tỷ lệ phải đi công tác chiếm tới 41.0%, trong đó không đi công tác chiếm 59.0%.

          Bên cạnh đó là nghề đòi hỏi tính cẩn thận, thao tác đúng quy trình công việc, hầu hết phóng viên, biên tập viên trong khảo sát chiếm 52.0% cho rằng cần phải thao tác đúng quy trình của công việc cho ra đời một sản phẩm báo chí cần có tính chân thật và thời sự trong mỗi tờ báo. Ngoài ra sự đổi mới sáng tạo linh hoạt luôn nhận được sự ủng hộ của phóng viên, biên tập viên chiếm 53.0%.

           Phân tích ở hai mức độ để đo lường biểu hiện giá trị đang hiện ở cơ quan cho thấy ở 4 chỉ báo đầu tiên tỷ lệ phóng viên trả lời có giá trị đó tại cơ quan rất cao và sự chênh lệch khá lớn so với phương án không. Khi nhìn vào giá trị đầu tiên cơ quan phát triển độc lập, tự chủ chúng ta đã thu được kết quả có tới 84.0% người trả lời chọn phương án có giá trị đó trong cơ quan và một số lượng rất nhỏ phỏng viên chọn phương án không có giá trị đó chiếm 14.0%.

          Về phương án môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng có tỷ lệ chọn phương án có rất cao chiếm 74.0%, chỉ có 26% cho rằng cơ quan mình không phải là nơi có môi trường làm việc chuyên nghiệp.

          Có thể thấy sự thành công trong công tác quản lý lãnh đạo của các cơ quan báo chí đã thu hút được sự ủng hộ, đoàn kết của các thành viên trong cơ quan thông qua giá trị quan hệ lãnh đạo – nhân viên tốt ở giá trị này chúng tôi đã thu lại được kết quả với 95.0% người trả lời chọn phương án có và chỉ có 5.0% người chọn phương án không.

          Đối với giá trị quan hệ đồng nghiệp tốt cũng đã cho một tỷ lệ tương đương như đáp áp quan hệ lãnh đạo – nhân viên, hầu hết người trả lời chọn có quan hệ tốt với đồng nghiệp chiếm 91.0% và chỉ có số rất ít chiếm 9.0% không có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp.

          Vấn đề đổi mới trang thiết bị, công nghệ, theo kết quả điều tra, số người chọn phương án có thay đổi trang thiết bị 46.0% , trong khi đó có tới 54.0% số người chọn phương án không thay đổi trang thiết bị của cơ quan.

          Thương hiệu các ấn phẩm và tổ chức luôn được các cơ quan đặt lên hàng đầu để thu hút sự quan tâm của độc giả, hầu hết ở các cơ quan đều quan tâm chọn phương án có khá cao 71.0%, bên cạnh đó rất thấp tỷ lệ cho rằng không có giá trị này 29%.

          So với những giá trị phân tích trước đó thì sự tại tồn của nó gần như có hết ở các cơ quan, ở những giá trị cuối cùng này thì sự có mặt tại các cơ quan khá thấp, ở giá trị đề cao năng động, sáng tạo trong cơ quan chỉ có 22.0%, số còn lại cho rằng ở cơ quan của họ không tồn tại sự năng động sáng tạo chiếm tới 78.0%;

          Ở giá trị môi trường làm việc cạnh tranh tỷ lệ người chọn phương án có chiếm 27.0% rất thấp, trong khi số người nói không có sự cạnh tranh tồi tại trong cơ quan tương đối cao 73.0%. Với chỉ báo bổ nhiệm, sử dụng quản lý trẻ đã có sự thay đổi lớn trong quản lý có tới 39.0% trả lời đã có sử dụng cán bộ trẻ làm quản lý cơ quan, nhưng tỷ lệ không chọn cán bộ trẻ làm quản lý vẫn chiếm khá cao 61.0%. 

           Về thời gian làm trong mỗi cơ quan với từng cá nhân đều có sự phân công công việc nhất định. Đối với những người làm việc 8 tiếng hành chính chiếm 47.0%, trong khi đó những người thời gian làm việc không ổn định theo khoán công việc chiếm 48.0% tương đối cao.

           Đối với cơ chế quản lý và phân công công việc chuyên môn,  hầu hết người giao việc cho cán bộ tại cơ quan là “Tổng biên tập” chiếm 47.0% phản ánh cơ chế quản lý của các tòa báo hiện nay là nhỏ gọn, với mô hình làm việc khép kin và thống nhất giữa nhân viên với cán bộ lãnh đạo cao nhất.  

          Số liệu điều tra cũng cho thấy hầu hết mọi người đều cho rằng công việc mà lãnh đạo giao cho hoàn toàn phù hợp chuyên môn đào tạo chiếm 64.6%, trong khi tỷ lệ người cho rằng công việc mình được phân công phù hợp kiến thức kỹ năng cũng tương đối cao chiếm 32.3%. Ngoài ra sự đánh giá về mức độ phân công không phù hợp với công việc lộn xộn nguyên tắc và không phù hợp đòi hỏi quá cao hầu như không đáng kể chỉ có 1.0%-2.0%.  

          Về Sự tin tưởng của lãnh đạo đối với cán bộ, Cảm nhận của người trả lời về mức độ rất tin tưởng của lãnh đạo đối với mình tương đối cao chiếm 47.5%, mức độ tương đối tin tưởng của lãnh đạo chiếm tới 42.4. Sự tin tưởng của lãnh đạo ở mức bình thường chỉ có 10.1%, không có ai cho rằng lãnh đạo không tin tưởng mình.

          Đối với việc tin tưởng của đồng nghiệp với mình, hầu như đồng nghiệp có sự tin tưởng ở mức độ tương đối tin tưởng chiếm tới 50.0%, mức độ rất tin tưởng chiếm 38.9% và 10.0% bình thường, ngoài ra có 1.1% là cho rằng không tin tưởng mình.

          Bên cạnh đó, một trong những điểm đáng lưu ý nữa đó là đánh giá chế ưu đãi  đối với nhân viên, phóng viên, cán bộ báo chí tại các cơ quan báo chí cũng ở mức thấp, với tiêu chí đánh giá tốt và chưa tốt bao gồm 4 chỉ báo “Chế độ lương, phân phối thu nhập” (16,2%); “Chế độ khen thưởng, đãi ngộ” ( 21,6%); “Chế độ phúc lợi như lễ tết, nghỉ mát” (23,7%), “ Tôn vinh nhân tài, thành quả lao động” (29,7%).

          Theo kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ trên 80% phóng viên đã lựa chọn các chỉ báo phán ánh mức độ hài lòng của mình đối với công việc và cơ quan chiếm tỷ lệ cao nhất. Có 90.9% phóng viên hài lòng vào “Tôn chỉ, đường hướng hoạt động của tờ báo” trong giai đoạn hiện tại, bên cạnh đó sự hài lòng của đội ngũ cán bộ cũng dành cho tiêu chí “ Chất lượng chuyên môn của tờ báo” chiếm tới 82.0%. Điều đặc biệt hơn với chỉ báo “Ban lãnh đạo tờ báo” đã được sự tin tưởng và hài lòng tương đối cao của cán bộ viên chức chiếm 83.6%, có thể thấy được sự quản lý của lãnh đạo ở các cơ quan đang rất tốt.

  • Hoạt động quản lý hệ thống Báo chí LHHVN

          Đánh giá các hoạt động báo chí của Liên hiệp hội Việt Nam, theo kết quả  thu được thì nhìn chung sự quản lý của Liên hiệp hội đối với cơ quan báo chí trực thuộc vẫn chưa tốt, có khá nhiều vấn đề chưa được quan tâm đúng mức.

          Đánh giá theo 2 tiêu chí rất tốt và tốt chiếm tỷ lệ cao nhất chỉ hơn 40% tập trung vào 2 chỉ báo “Hỗ trợ thủ tục hành chính thành lập các tờ báo và cơ quan báo chí” (47,4%); “Năng lực, trình độ của cán bộ Liên hiệp hội Việt Nam” (45,7%).

          Trong các hoạt động quản lý của Liên hiệp Hội Việt Nam, các cơ quan báo chí trực thuộc mong muốn tăng cường vai trò quản lý của Liên hiệp hội Việt Nam với cơ quan báo chí trực thuộc rất cao, có tới 61,5% cơ quan mong muốn Liên hiệp Hội Việt Nam tăng cường vai trò quản lý với đơn vị mình, trong khi  mức độ các cơ quan báo chí đồng ý với quan điểm “Bình thường” chỉ chiếm có 20,5%; mức độ đồng ý với quan điểm “Chưa biết, không xác định” chiếm 15,4%; tỷ lệ cơ quan báo chí đồng ý với quan điểm“không mong muốn” là không đáng kể chỉ có 2,6%.

           Với các giá trị là “Làm thủ tục tăng bản, tăng số, xin phụ trương” và “ Nhận giải  quyết đơn từ, khiếu nại công dân liên quan đến tờ báo”, “Xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí”. Phần đông người trả lời đều muốn tự cơ quan báo chí phải giải quyết những vấn đề này khi xảy ra, chỉ một số rất ít cá nhân cho rằng phải nhờ đến cơ quan chủ quản hoặc liên hiệp hội giải quyết thì tốt hơn. Có tới 44.2% người cho rằng việc làm thủ tục tăng bản, tăng số, xin phụ trương là cơ quan mình có thể tự giải quyết được, nhưng trên thực tế đây là công việc không hề đơn giản mà phải thông qua cơ quan chủ quản mới có thể giải quyết được.

           Việc giải quyết những khiếu nại, đơn từ của công dân liên quan đến tờ báo tỷ lệ người muốn công việc nhà chính cơ quan báo chí giải quyết chiếm 40.1%.

           Về phía cơ quan chủ quản thì cần quản lý chung đối với các cơ quan báo chí trực thuộc mình. Với tỷ lệ đồng ý trên 50% để cơ quan chủ quản nên quản lý công việc này bao gồm các chỉ báo: “ Đào tạo, nâng cao năng lực phóng viên” (76.4%), “Theo dõi giám sát tờ báo” (58.1%).

            Sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước được số đồng người trả lời ủng hộ tỷ lệ đồng ý cho giải quyết một số công việc trên 40% tuy không nhiều những con số thể hiện đúng thực tế vấn đề mà cơ quan quản lý nhà nước thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ chỉ duy nhất chỉ báo : “Đình chỉ, đóng cửa hoạt động tờ báo” (47.0%), cho thấy quyền quyết định của cơ quan quản lý nhà nước trong việc xử phạt đối với cơ quan báo chí khi xảy ra một sự việc nghiêm trọng. Bên cạnh đó thì cơ quan chủ quản cũng được quyền đình chỉ, đóng cửa hoạt động của tờ báo chiếm 43.3% trong việc giải quyết vấn đề này.

  • Một số giải pháp nâng cao năng lực hoạt động và hệ thống quản lý báo chí LHHVN

Những gợi ý giải pháp từ ý kiến của cơ quan báo chí và phóng viên

         Theo kết quả điều tra về phía trách nhiệm của cơ quan báo chí, các cơ quan báo chí  lựa chọn nhiều nhất vào 5 chỉ báo hoạt động “Định hướng chuyên môn, tác nghiệp” (55,6%), “Bổ nhiệm, bãi nhiệm nhân sự” (51,4%), “Tuyển dụng nhân sự” (62,8%), “ Đào tạo, nâng cao năng lực phóng viên” (43%), “Đại diện tờ báo làm việc với các cơ quan chức năng, liên hệ đối tác” (48,7%).

          Về phía trách nhiệm của cơ quan chủ quản, các cơ quan báo chí  lựa chọn nhiều nhất vào 6 chỉ báo hoạt động “Xác định tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của tờ báo” (51,3%), “Quản lý điều hành tờ báo” (54,4%), “Theo dõi, giám sát tờ báo” (80,7%), “ Nhận, giải quyết đơn từ, khiếu nại công dân liên quan đến tờ báo” (47,3%), “Đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tờ báo” (43,2%).

           Về phía cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí lựa chọn nhiều nhất vào 5 chỉ báo hoạt động “Xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí” (46,9%), “Trọng tài cho các tranh chấp, xung đột trong , ngoài tờ báo” (41,2%), “Làm thủ tục tăng bản, tăng số, xin phụ trương...” (39,4%), “Cấp phép tăng bản, tăng số, mở phụ trương” (63,1%).

            Còn về phía Liên hiệp hội Việt Nam, các chỉ báo cơ quan báo chí lựa chọn ở mức thấp, tỷ lệ lựa chọn cao nhất là chỉ báo “Đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho hoạt động tờ báo” (37,8%);  cho công việc “Xác định tôn chỉ, chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động của tờ báo” (21,6%), “ Trọng tài cho các tranh chấp, xung đột trong, ngoài tờ báo” (32,3%), còn lại các chỉ báo công việc khác lựa chọn chưa tới 20%.

             Qua phân tích trên các cấp độ, số lượng phỏng vấn đồng ý với các tiêu chí trên 50% cho rằng muốn tăng cường năng lực quản lý của liên hiệp hội đối với các cơ quan báo chí thì cần thực hiện những tiêu chí đó. Liên hiệp hội cần phải quan tâm, giúp đỡ cho các đơn vị báo chí nhiều hơn về mọi mặt tăng cường và nắm bắt hoạt động của các tờ báo, từ đó sẽ có cơ chế quản lý phù hợp.  

Một số định hướng giải pháp       

          Để tăng cường vai trò quản lý của Liên hiệp Hội Việt Nam như mong muốn của các cơ quan báo chí phản ánh trong số liệu điều tra thực tiễn, công tác quản lý báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam trong nhiệm kỳ VII cần hướng tới các nội dung cơ bản sau: 

  • Cần thể chế hóa quy trình hỗ trợ thủ tục hành chính các đơn vị, xây dựng các văn bản hướng dẫn thành lập, giải thể, làm thủ tục tăng, giảm trang, số, xin thêm, giảm bớt ấn phẩm
  • Hướng dẫn các cơ quan báo chí có thể tiếp cận các nguồn tài trợ, các dự án, doanh nghiệp...
  • Bảo trợ các hoạt động chung của các cơ quan báo chí như phổ biến đường lối, chính sách, tư vấn, phản biện, giám định xã hội...
  • Hỗ trợ một phần về cơ sở vật chất, nguồn lực, tinh thần cho một số đơn vị trọng điểm.
  • Hỗ trợ các khóa tập huấn, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nghề báo
  • Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu về các tờ báo, kết nối thông tin, liên lạc, tăng cường mạng lưới trao đổi, chia sẻ thông tin giữa các đơn vị.
  • Giám sát, tư vấn hoạt động báo chí, tăng cường vai trò tự giác của đơn vị trong việc thông tin, báo cáo để Liên hiệp Hội Việt Nam có thể nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị
  • Tăng cường sự gắn kết của cơ quan báo chí với các hoạt động chung của Liên hiệp hội Việt Nam
  •  Tăng cường vai trò trọng tài, tư vấn, tham mưu cho các cơ quan Báo chí trong xử lý các vụ việc.
  • Tăng cường vai trò cơ quan đầu mối Ban Thông tin và PBKT, xây dựng và định hướng hoạt động của câu lạc bộ báo chí.

Một số hình ảnh về hoạt động báo chí trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam

bd2

Quang cảnh Hội thảo Kỹ năng tác nghiệp Thông tin, PBKT, Tư vấn, phản biện và giám định xã hội trong hệ thống báo chí LHHVN

bd3

Ông Phạm Bích San, nguyên Phó tổng thư ký, nguyên Trưởng ban Tư vấn Phản biện và giám định xã hội, tập huấn cho các phóng viên về kỹ năng viết tin, bài PBKT và Tư vấn, phản biện, GĐXH

bd4

Ông Đặng Vũ Cảnh Linh, Trưởng ban Thông tin và PBKT, chủ trì Hội thảo Nâng cao hiệu quả tuyên truyền PBKT và Tư vấn, phản biện GĐXH trong hệ thống báo chí LHHVN.

bd5

 Đoàn chủ tịch LHHVN chuẩn bị Họp báo Tuyên bố về việc Trung quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam

bd6

Ông Phan Tùng Mậu, Phó chủ tịch LHHVN trao Chứng chỉ cho các học viên, công tác viên khóa tập huấn viết tin, bài trong hệ thống báo chí LHHVN   

(Bài viết sử dụng nguồn tư liệu từ : Đặng Vũ Cảnh Linh , Báo cáo khoa học  "Nâng cao năng lực quản lý báo chí của Liên hiệp Hội Việt Nam" nghiệm thu 2014)

Tác giả: Lê Vũ Chí Thiện; Ảnh : Phong Vũ

Nguồn tin: vusta.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất