14:35 ICT Chủ nhật, 13/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 643


Hôm nayHôm nay : 106703

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2195967

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61954701

Trang nhất » Tin Tức » Tác phẩm

Quang cao giua trang
top

Gia đình học - Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý. NXB Lý luận chính trị, 2007,Tái bản năm 2009.

Tác giả: - Thứ hai - 28/07/2014 11:43
Gia đình học - Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý. NXB Lý luận chính trị, 2007,Tái bản năm 2009.

Gia đình học - Đặng Cảnh Khanh, Lê Thị Quý. NXB Lý luận chính trị, 2007,Tái bản năm 2009.

Cuốn gia đình học của GS. TS Đặng Cảnh Khanh và GS.TS Lê Thị Quý là một công trình khoa học công phu, hệ thống, gồm có 5 phần chia làm 22 chương, được biên soạn dưới hình thức một giáo trình giảng dạy, nghiên cứu.. Ngoài những nội dung mang tính lý thuyết, các tác giả cũng trình bày rất nhiều các tư liệu nghiên cứu, khảo sát thực tiễn mà họ tham gia.
      Phần 1: “Gia đình học với tính cách một khoa học”. Trong phần này, tác giả trình bày khái niệm gia đình và gia đình học; vị trí, vai trò và chức năng của gia đình; những đặc trưng của gia đình truyền thống Việt Nam; các vấn đề gia đình trong xã hội truyền thống qua khảo sát một số hương ước cổ của nhiều xã thuộc tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thời gian từ khi thực dân Pháp thống trị Việt Nam đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945. 
      Phần 2: “Gia đình Việt Nam trước những thách thức của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”. Trong phần này tác giả giới thiệu một số số liệu thống kê qua những cuộc điều tra  và các nghiên cứu cơ bản về gia đình Việt Nam nhằm phác hoạ nên những nét tổng quát nhất về quy mô, cơ cấu và những hình thức tổ chức vận hành của gia đình; tiếp đó, nhóm tác giả phân tích số liệu điều tra chọn mẫu, định lượng và định tính về gia đình, chuyển từ cái nhìn chung tổng quát sang phân tích những vấn đề gia đình nổi cộm hiện nay như: gia đình với tư cách là một đơn vị kinh tế; giáo dục gia đình và xã hội hoá cá nhân; trẻ em trong các gia đình nghèo và quan hệ mẹ chồng nàng dâu trong xã hội hiện đại. 
      Phần 3: “Giới, gia đình và phát triển”. Trong phần này, tác giả trình bày các vấn đề: giới và gia đình trong xã hội hiện nay; thuyết nữ quyền và ảnh hưởng của nó trong nghiên cứu giới và gia đình hiện nay; phụ nữ- từ gia đình đến lãnh đạo, quản lý xã hội; vấn đề giới và gia đình trong các dân tộc ít người hiện nay; đối thoại giữa các nền văn hoá trên vấn đề giới, gia đình và phát triển. 
      Phần 4: “Những sai lệch giá trị gia đình”. Trong phần này, các tác giả trình bày các vấn đề: bạo lực gia đình và hệ quả xã hội của nó; sự sai lệch giá trị gia đình và việc hình thành nhân cách của trẻ em; vấn đề mại dâm; nhận thức và hành vi tình dục của thanh niên. 
      Phần 5: “Nâng cao vai trò của gia đình trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”. Ngoài việc phân tích vai trò của cộng đồng xã hội cũng như sự quản lý nhà nước về gia đình, nhóm tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại. 
      Qua cuốn giáo trình này, các tác giả đã làm nổi bật một số nội dung nghiên cứu lý thuyết hướng vào việc xây dựng và phát triển chuyên ngành gia đình học. Tác giả đã phân tích, làm rõ những đặc điểm của gia đình Việt Nam trong truyền thống và những đặc trưng của quá trình hình thành và phát triển của gia đình Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Đồng thời, nhóm tác giả cũng nêu được thực trạng gia đình Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế tập trung, quan lieu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; làm rõ khía cạnh giới trong gia đình và xã hội; những vấn đề về quản lý nhà nước về gia đình. Cuối cùng, nhóm tác giả đã nêu lên những định hướng giải pháp và điều kiện thực hiện những giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam phù hợp với yêu cầu của giai đoạn hiện nay. 
      Cuốn “Gia đình học” thực sự là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà nghiên cứu và là cuốn giáo trình tương đối đầy đủ, khái quát cho những ai quan tâm nghiên cứu trau dồi kiến thức về ngành khoa học mới, ngành gia đình học.
Lê Thu Hà                                
(Viện nghiên cứu con người)
Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất