14:24 ICT Thứ sáu, 08/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1066

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 1059


Hôm nayHôm nay : 133647

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1301412

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 66623294

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học » Sai lệch xã hội

Quang cao giua trang
top

Tiến sĩ Việt chủ yếu muốn làm quan để kiếm "miếng"?

Tác giả: Hồ Hoàng Kim Hiền - Thứ năm - 06/11/2014 10:05
*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Không ít người muốn lên TS được làm lãnh đạo - làm sếp các cơ quan đơn vị, vừa có tiếng "làm quan cỡ bự", vừa có "miếng lớn khổng lồ"...
Nhân chuyện cơ quan chức năng định phân tầng, xếp hạng các trường đại học, mấy báo điện tử đăng liền ý kiến phản biện: chuyện này không khả thi vì nước ta quá thiếu tiến sĩ (TS).
Tôi cho rằng, việc phân tầng, xếp hạng các trường đại học bây giờ đúng là hấp tấp. Song có thể nói TS ở nước ta không hề thiếu. Trong đội ngũ đông (gần 2 vạn rưởi) TS, chỉ có hơn 8.000 TS "cam chịu" làm cán bộ giảng dạy đại học. Đặc biệt, rất hiếm hoi trong số họ trở thành TS thuần tuý thực thụ. Nghĩa là chỉ có biết nghiên cứu khoa học với một tình yêu say đắm, lãng quên bổng lộc...
Còn đại đa số họ học lên TS để ra ngoài phấn đấu làm lãnh đạo - làm "sếp" các cơ quan đơn vị, vừa có tiếng "làm quan cỡ bự", vừa có "miếng lớn khổng lồ". Đó là một hiện thực, khiến rất nhiều TS say mê, mơ ước, mong sao mình được đề bạt lên làm "sếp", càng sớm càng tốt. Chứ không phải như một tác giả viển vông viết bài mới đăng trên một báo điện tử cho rằng: "Sao lại đày ải các TS, giáo sư phải làm sếp"... Ngoài ra, tác giả này còn nêu "sáng kiến": Đào tạo nghiên cứu sinh, chỉ sử dụng họ sau này trở thành những TS thuần túy (chỉ biết nghiên cứu, cống hiến cho khoa học), bằng sự đãi ngộ thật xứng đáng... 
Nhưng như thế, đâu có khả thi. Bởi vì tiềm lực kinh tế nước ta làm gì có đủ để đãi ngộ đội ngũ TS một cách đại trà. Mà họ (những TS) phải tự thân vận động là chính. Tự thân có những công trình nghiên cứu sáng tạo, được đem ra ứng dụng vào thực tế, đương nhiên họ sẽ gia tăng nguồn thu nhập (ngoài lương). Hay nói cách khác, họ có thể tự giàu sang bằng "cái đầu TS" của mình.   
Mặt khác nếu chương trình, kế hoạch đào tạo TS như "sáng kiến" tác giả nêu trên, có khác nào cam kết, giao hẹn trước với họ: Suốt đời chỉ làm TS chuyên nghiên cứu khoa học. Tuyệt đối, họ không được cất nhắc, đề bạt lên làm lãnh đạo - làm "sếp" cơ quan đơn vị; thì chắc chắn ứng viên nghiên cứu sinh TS sẽ "vắng như chùa Bà Đanh". May mắn lắm mới có đôi ba người "mọt sách, dùi mài kinh sử", đăng ký đi nghiên cứu sinh TS.

Tác giả: Hồ Hoàng Kim Hiền

Nguồn tin: kienthuc.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất