11:02 ICT Thứ ba, 19/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 482

Máy chủ tìm kiếm : 41

Khách viếng thăm : 441


Hôm nayHôm nay : 57599

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1922045

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33258466

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học » Gia đình

Quang cao giua trang
top

Mẹ tôi

Tác giả: Ths. Thân Trung Dũng - Thứ hai - 06/04/2015 10:28
* Hình minh họa (Sư tầm internet)

* Hình minh họa (Sư tầm internet)

Tôi còn nhớ mãi những ngày thơ bé. Cái ngày tôi lên 4 và em tôi mới lên 2 tuổi. Mẹ đưa tôi đi học. Đường từ nhà đến lớp xa. Sợ con mỏi chân mẹ đã lấy quang gánh đặt tôi một bên em tôi một bên rồi gánh đi. Tôi còn nhớ rất rõ mẹ lấy thêm hai hòn gạch để vào bên thúng em ngồi để gánh cho cân. Ngày đó tôi thật ngây ngô thấy thế lại cười. Đến nhà trẻ mẹ gửi em cho các bà rồi dắt tôi đến mẫu giáo. ở lớp, tôi cùng các bạn được mẹ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích thật hay, được chơi đồ hàng, được học số học chữ... Tôi làm sao quên được mỗi buổi chiều ba mẹ con lại ra cổng đón bố về. Bố dạy học ở trường cấp hai trên huyện, xa nhà nên phải ở trường vào buổi trưa. Tối tối cả nhà lại quây quần quanh mâm cơn ấm áp và tràn ngập hạnh phúc...

Cuộc sống đang tốt đẹp như thế thì vết thương trong chiến tranh của bố tái phát. Mảnh đạn còn trong đầu mà bố vẫn gọi là "kỷ niệm Trường Sơn" hành hạ bố. Bố phải vào bệnh viện. Mẹ gửi tôi và em sang ngoại để vào bệnh viện nuôi bố. Mảnh đạn quái quỷ làm bệnh bố ngày càng nặng, một tuần sau khi vào viện bố đã bỏ lại mẹ con tôi. Trước lúc ra đi bố cầm tay mẹ tôi nói: "Em hãy cố găng thay anh nuôi dạy các con nên người. Các con phải ngoan nghe lời mẹ nhé". Nói song bố tôi nhắm mắt. Mẹ tôi nấc lên từng tiếng rồi ngất đi. Tôi sợ quá cũng ào khóc.
Từ khi bố qua đời cuộc sống của mẹ con tôi vất vả hơn nhiều. Mẹ tôi phải bỏ cái nghề dậy trẻ. Cái nghề mà cả bố và mẹ tôi cùng yêu quý để chạy chợ kiếm tiền nuôi anh em tôi ăn học.
Thấm thoát đã mười ba năm trời, mẹ ở vây nuôi chúng tôi khô lớn. Mẹ già đi nhiều máy tóc mẹ bạc dần theo thời gian. Rồi tôi nhận được giấy báo đỗ đại học. Rời quê ra Hà Nội học, nhét vào túi tôi là số tiền mà mẹ đã dành dụm và vay khắp nơi mới có.

- Ráng nghe con, chỉ có học giỏi mới thoát khỏi cảnh nghèo này. Dù phải rau cháo qua ngày mẹ vẫn vui khi con được đi học. Mình nghèo chứ không hèn. Thương mẹ cố học nên người đừng làm điều gì sấu mà tủi vong linh cha con.
                                                                                *
                                                                         *           *
Âm thanh gầm rú từ chiếc máy CD và những tiếng hò reo chúc tụng của bọn choai choai làm chống ngực tôi đập thuỳnh thuỳnh. Mặt tôi nóng ran vì ly rượu vừa chúc mừng sinh nhật cậu bạn cùng học. Tôi cảm thấy mình lạc lõng trong bộ quần áo quê mùa khi ngồi cùng với đám bạn giầu có đúng mốt... Số tiền mẹ gửi đã tiêu sạch vào món quà sinh nhật này. Quà của mình hạng bét nhưng có còn hơn không. Thư mẹ gửi chưa kịp đọc thì lũ bạn đã réo...

Tôi ra khỏi phòng để thoát khỏi những âm thanh ồn ã. Trước mắt tôi là một khung cảnh tráng lệ, dưới chân tôi là lớp thảm đỏ chót, tường được sơn màu hồng, những dỏ phong lan, những cây cảnh thất đẹp ở trước ban công. Bạn tôi thật sung sướng. Tôi bâng khuâng sờ tay vào túi quần móc ra mảnh giấy mẹ gửi. "Mẹ đã vào thành phố ráng học đỗ đạc cho mẹ vui. Yên tâm mẹ đã tìm được việc làm".

Sao mẹ không ghi lại địa chỉ? Tôi trở lại phòng khách. Buổi tiệc bắt đầu tan. Chủ nhà tiễn chúng tôi ra cổng rồi quay lại gọi vọng vào:
"Bà Nhân rọn phòng cho tôi ngay đi? Vâng thưa cậu chủ".
Từ trong bếp một người đàn bà chạy ra. Tôi quay lại, mắt tôi bỗng hoa lên. Có lẽ nào...!? Tôi nhảy khỏi se thằng bạn lao vào. Nhưng cánh cửa sắt đã đóng lại và bóng dáng quen thuộc đã khuất rồi. Tôi đứng lặng bên cửa sắt.
Tiếng thằng bạn cùng lớp vang lên như đập vào màng nhĩ tôi:
"Mau lên rồi pha cho tôi một cốc nước cam". Chân tay tôi bủn rủn nước mắt trào ra: "Mẹ ơi con có tội với mẹ".

*
*                *
Lễ tốt nghiệp của tôi mẹ không đến dự vì đang nằm viện.

Tác giả: Ths. Thân Trung Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất