10:44 ICT Thứ tư, 24/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 418

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 404


Hôm nayHôm nay : 31392

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2572585

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 37081897

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
Luận về con ong cái kiến

Luận về con ong cái kiến

“Nước Nam từ đời Lạc Hồng, vua dân cùng cày, cha con cùng tắm, người và giống vật cùng ở nhà sàn, cấy ruộng lạc điền theo nước triều lên xuống. Dân sống ở thời bấy giờ cùng nhau vui vẻ chơi đùa trong cõi đất không rét không nóng...Có thể gọi là đời thì chí-đức, nước thì cực-lạc. Vua thì yên vui như Phật. Dân thì vẽ mình làm ăn, không phiền nhiễu gì đến sưu thuế, không việc gì phải canh phòng. Vua dân thân nhau, dẫu vài nghìn năm cũng không thay đổi”. (Sử gia Ngô Thì Sỹ)

“Cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên ”

“Cơ sở lý luận và phương pháp luận cho việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên ”

Trong những năm gần đây, tình hình tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật trong nhóm vị thành niên đang có xu hướng tăng lên cả về số lượng và mức độ nguy hiểm, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Trong khi đó, chúng ta lại còn khá nhiều lúng túng cả về nhận thức khoa học lẫn hoạt động thực tiễn nhằm xử lý vấn đề này.

Một số hình ảnh hoạt động trong quá trình làm hồ sơ để Tràng An trở thành Di sản Thế giới.

Một số hình ảnh hoạt động trong quá trình làm hồ sơ để Tràng An trở thành Di sản Thế giới.

Ngày 23/6/2014, vào lúc 11h57` giờ Qatar (tức15h57` giờ Việt Nam) tại thủ đô Doha, Qatar, Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể Danh thắng Tràng An ( tỉnh Ninh Bình của Việt Nam) là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên của thế giới.

Ảnh : Chí Thiện

Hội thảo khoa học Quốc tế tại Lào

Ngày 26 đến 28-6-2014, tại thủ đô Viên Chăn, Viện Khoa học xã hội Quốc gia Lào đã tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế về “Văn hóa và Phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa”. Hội thảo đã tập hợp được nhiều nhà nghiên cứu khoa học có tên tuổi của Việt Nam và Lào tham dự.

ĐỀN THỜ CÔNG CHÚA NƯỚC LÀO Ở VIỆT NAM

ĐỀN THỜ CÔNG CHÚA NƯỚC LÀO Ở VIỆT NAM

Đền Thượng Thái Sơn thờ công chúa nước Lào với danh xưng Nhồi Hoa công chúa. Đền nằm trên đỉnh đồi Đền, thuộc địa bàn thôn Thái sơn, xã Sơn Lai, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình .

Những bản đồ cổ nói lên điều gì?

Những bản đồ cổ nói lên điều gì?

Nhân dịp đăng tải một số bài viết về những đặc trưng văn hóa và con người vùng biển đảo Việt Nam, chúng tôi cũng xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những tấm bản đồ xưa về biển Đông. Qua những tư liệu quý báu được trình bày ở đây, chúng ta càng củng cố thêm niềm tin về chủ quyền thiêng liêng, không thể bàn cãi được của nước ta đối với các vùng biển đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa .

TÍNH NGƯỜI VÀ TÌNH NGƯỜI- Hai giá trị cội nguồn của cội nguồn

TÍNH NGƯỜI VÀ TÌNH NGƯỜI- Hai giá trị cội nguồn của cội nguồn

Trong mấy thập kỷ vừa qua, cùng với cách mạng thông tin, công nghệ sinh học, một số nhà khoa học tập trung nhiều vào việc tìm hiểu các quy luật của vũ trụ, lịch sử Trái Đất, nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người, đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau, tuy đều xuất phát từ thuyết tiến hóa của S. Đácuyn (1809 – 1882), đều khẳng định con người xuất hiện, loài người được hình thành cùng với sự tạo lập tính người ( nhân tính) tình người.

Tràng An – Những chặng đường đến di sản thế giới

Tràng An – Những chặng đường đến di sản thế giới

Ngày 23/6/2014, vào lúc 11h57` giờ Qatar (tức15h57` giờ Việt Nam) tại thủ đô Doha, Qatar, Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức ghi danh Quần thể Danh thắng Tràng An ( tỉnh Ninh Bình của Việt Nam) là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên của thế giới.

Quan viên:"Người lãng du trong những làn điệu ca Trù"

Quan viên:"Người lãng du trong những làn điệu ca Trù"

Các cụ dạy: “Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu” Bốn cái ngu xếp hàng ngang nên, không chú thích cái ngu nào là ngu hơn cái ngu nào, hay các cụ đang liệt kê theo chiều tăng hay chiều giảm của độ ngu. Bài viết này xin bàn đến cái ngu cuối cùng: cầm chầu. Để hiểu được vì sao cầm chầu lại được xếp trên bảng vàng bốn cái ngu, trước hết phải biết cầm chầu là gì, người cầm chầu là ai, và vị trí của người cầm chầu cũng như tiếng trống chầu trong một canh hát.

Cảm nhận khi đọc:"Bước đầu tìm hiểu Tác giả và Tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu"

Cảm nhận khi đọc:"Bước đầu tìm hiểu Tác giả và Tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu"

Ở một vùng trời xa xôi của đất nước ít ai nghĩ đến việc chăm chút nghiên cứu về nghệ thuật. Đồng bằng Sông Cửu Long thường được nghĩ đến như đất sống của nông dân. Việc sản xuất lúa gạo, muối, và bắt cá tôm vẫn là chính. Những đồng ruộng mênh mông – ruộng lúa và ruộng muối – nơi những người tiên phòng khai phá đã đổ mồ hôi không ít trong lao động kiến tạo. Khi việc kinh doanh nông nghiệp được phát triển phồn vinh, sẽ có người nghĩ đến Bạc Liêu là đất của các “Công tử” giàu sang, đến nổi chúng ta không lạ gì với huyền thoại “đốt tiền giấy lượm tiền cắc”. Tuy nhiên, khi cầm quyển sách Bước đầu tìm hiểu Tác giả và Tác phẩm cổ nhạc Bạc Liêu nầy trong tay, chắc chắc bạn đọc sẽ ngạc nhiên về một thực tế khác: Bạc Liêu không chỉ là đất nông nghiệp mà còn nổi bật hơn nữa là vùng đất âm nhạc!

NHẠC KHỊ - HẬU TỔ CỔ NHẠC BẠC LIÊU MỘT NHÀ VĂN HÓA TUYỆT VỜI

NHẠC KHỊ - HẬU TỔ CỔ NHẠC BẠC LIÊU MỘT NHÀ VĂN HÓA TUYỆT VỜI

Là người Bạc Liêu đầu tiên có công trong việc canh tân, hiệu đính và hệ thống hóa hai mươi bản Tổ để làm cơ sở cho phát triển của cổ nhạc và cải lương Nam bộ, Nhạc Khị người nghệ sĩ tài danh đã có công đào tạo được nhiều nhạc sĩ cải lương nổi tiếng như : Sáu Lầu, Cai Đệ, Mười Khói, Ba Chột, Tư Bình, Hai Tài,Trịnh Thiên Tư, Mộng Vân, Thiện Thành, Tư Quận, Hai Tố, Năm Phát, Chín Khánh, Sáu Gáo, Mộc Thái, Tám Tu, Năm Nhu, Năm Nhỏ, Lý Khi … Không chỉ tạo ra được một lực lượng nhạc sĩ hùng hậu cho các ban nhạc cổ truyền, mà chính ông đã tạo dấu ấn quan trọng cho các phong trào đàn ca tài tử, ca ra bộ và sân khấu cải lương Nam bộ trong buổi đầu.

Làm quan đại thần, trong bụng không nên có định kiến

Làm quan đại thần, trong bụng không nên có định kiến

Lê Quý Đôn (1726-1784) là một trong những trí thức lớn của dân tộc.Tên tuổi và tài danh của ông bao trùm suốt một thế kỷ18. Ông có trí óc và trí tuệ hơn hẳn người thường, sách gì cũng đọc, gặp gì cũng ghi chép và trở thành một nhà bác học lớn, một trong những tác giả có nhiều công trình khảo cứu bậc nhất ở nước ta. Chúng tôi xin được trích đăng ở đây lời dạy đến nay vẫn còn nguyên giá trị của ông đối với người làm quan

Nhà Hà nội học Nguyễn Vinh Phúc

Phố cổ Thành xưa

LTS : Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc xa chúng ta đã hơn hai năm. Để tưởng nhớ ông, chúng tôi xin được chọn đăng một bài viết của ông về Thăng Long Hà Nội, vừa để tri ân vừa để nhớ mãi về ông.

Văn hóa nghề của người Việt truyền thống

Văn hóa nghề của người Việt truyền thống

Có một học giả phương Tây, khi quan sát hệ thống đê điều từ Hà Nội và các vùng lân cận đã ví nó giống như một thứ Vạn lý trường thành của người Việt, chỉ có điều khác với Vạn lý trường thành của người Trung Hoa là nó không phải được dựng lên để ngăn cản giặc Hung nô mà để ngăn cản giặc lũ cũng hung bạo không kém. Lao động đã trở thành một chuẩn mực và giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt.

Tìm hiểu tư tưởng pháp trị của Người xưa

Tìm hiểu tư tưởng pháp trị của Người xưa

Để trị dân, giai cấp phong kiến thời xưa có trăm nghìn biện pháp. Dụ dỗ và dọa nạt, khủng bố và vuốt ve, lừa phỉnh và mua chuộc: tất cả đều là những biện pháp để trị dân, để nô dịch dân mà thôi. Các sĩ phu phong kiến đã mất khá nhiều giấy mực để phục vụ cho việc trị dân của các triều đại phong kiến.

GS Đặng Cảnh Khanh (bên phải) trò chuyện cùng nhà khảo cổ học PGS Nguyễn Khắc Sử

HỌC TRUYỀN THỐNG ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA

Thật khó mà tưởng tượng được rằng để đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển, để đi tới được một tương lai sáng sủa, người ta lại phải trước hết, hướng về học hỏi quá khứ. Đồng thời, cũng khó mà tưởng tượng được rằng một quốc gia lại có thể phát triển do thuần túy những yếu tố hiện đại mà chẳng cần ngó ngàng gì tới lịch sử của chính mình.

Đức Hưng Đạo Đại Vương  dạy về thủy chiến

Đức Hưng Đạo Đại Vương dạy về thủy chiến

“Thuyền lớn thì thắng thuyền nhỏ, thuyền chắc chắn thì thắng thuyền mỏng mảnh. Thuyền thuận gió thì thắng thuyền nghịch gió. Thuyền thuận dòng thì thắng thuyền nghịch dòng. Thuyền phải phòng cạn, phòng lửa, phòng gió, phòng bị đục, phòng khóa sắt, cọc sắt…

Về giá trị đương đại của Nho giáo ở Việt Nam

Về giá trị đương đại của Nho giáo ở Việt Nam

Sapo: Một số nước Ðông Á đã có sự phát triển nhanh chóng về các mặt kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật. Nhiều học giả cho rằng chính Nho giáo là nhân tố cơ bản thúc đẩy cho sự phát triển ấy. Vậy, việc khai thác, sử dụng và cải biến các giá trị Nho giáo ở Việt Nam như thế nào để phục vụ tích cực cho sự phát triển đất nước là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa cả về học thuật và thực tiễn.

Tìm hiểu tư tưởng pháp trị của người xưa

Tìm hiểu tư tưởng pháp trị của người xưa

Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng tư tưởng Pháp trị trong quản lý xã hội của người xưa đã để lại những bài học sâu sắc cho chúng ta ngày nay.

Biển- với tính chất là thành lũy quốc phòng của người Việt (Kỳ 1)

Biển- với tính chất là thành lũy quốc phòng của người Việt (Kỳ 1)

Là một quốc gia luôn luôn bị ngoại xâm đe dọa, người Việt Nam bao giờ cũng coi bờ biển dài hàng nghìn cây số của mình như là một thành lũy an ninh quốc phòng quan trọng. Đột nhập vào Việt Nam từ biển thường vẫn là một hướng xâm lược quan trọng mà kẻ thù luôn lợi dụng.

  Trang trước  1 2 3 4 5 6 7 8
 

Hãy đặt mua Tạp chí Truyền thống và Phát triển

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất