14:06 ICT Chủ nhật, 13/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 637

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 636


Hôm nayHôm nay : 103622

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2192886

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61951620

Trang nhất » Tin Tức » Tri thức

Quang cao giua trang
top

Chiến thắng lớn, đáng nhớ của Giải phóng quân Việt Nam

Tác giả: Đức Tâm - Thứ bảy - 20/09/2014 11:32
Mặc dù chưa kết thúc trận đánh ở Thái Nguyên, nhưng đồng chí Võ Nguyên Giáp đã  được lệnh trở về Hà Nội trong ngày 20/8.

Mặc dù chưa kết thúc trận đánh ở Thái Nguyên, nhưng đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được lệnh trở về Hà Nội trong ngày 20/8.

Trận đánh quân Nhật ở Thái Nguyên là trận đánh lớn nhất trong cuộc Cách mạng tháng Tám, buộc địch phải đầu hàng, thu 600 khẩu súng các loại.
Trước Cách mạng tháng Tám, Chi đội 3 của Giải phóng quân đã phối hợp với du kích và lực lượng quần chúng địa phương đánh tan quân Nhật đồn trú ở Thái Nguyên, giải phóng thị xã này và mở đường đưa lực lượng, cán bộ cách mạng từ chiến khu tiến xuống phía Nam, về Hà Nội làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công.
Trận đánh này là một trong những chiến công lớn của Chi đội 3 và quần chúng địa phương trong giai đoạn lực lượng vũ trang ở thời kỳ đầu phát triển, trưởng thành; thể hiện sự sáng tạo trong chỉ đạo tận dụng thời cơ, tạo thế, kết hợp với đấu tranh chính trị và sáng tạo trong công tác binh địch vận của Đảng ta.
Thị xã Thái Nguyên, cửa ngõ phía Nam của chiến khu Việt Bắc có diện tích khoảng 1km2, xung quanh có các đồi: Chánh Sứ, Văn Miếu, Nhà Thương. Riêng đồi Chánh Sứ, quân Nhật tổ chức phòng ngự kiên cố, án ngữ một đoạn sông Cầu và toàn bộ cửa ngõ phía Bắc thị xã. Tại đây, địch bố trí 120 quân Nhật và 400 bảo an binh, được trang bị súng máy, súng trường, lựu đạn, kiếm, phòng thủ tại thị xã Thái Nguyên.
Ngày 16/8/1945, tại Tân Trào, đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp giao nhiệm vụ và chỉ huy Chi đội 3 tiến về phía Nam, phối hợp với lực lượng vũ trang và chính trị tỉnh Thái Nguyên, tiến công quân Nhật và tay sai giải phóng thị xã. Lực lượng Chi đội 3 giải phóng quân (gồm 3 đại đội bộ binh và một trung đội hỏa lực, khoảng 450 người) được lực lượng chính trị và một đại đội huyện Phú Bình, một trung đội tự vệ huyện Phổ Yên, lực lượng tự vệ thị xã và du kích các xã thuộc huyện Đồng Hỷ phối hợp cùng đánh.
Giữa đêm 19/8, khi tự vệ và du kích Phú Bình đánh chiếm được nhà máy đèn, các đơn vị của Chi đội 3 bắt đầu hình thành 3 hướng hành quân vào chiếm lĩnh trận địa. 2 giờ ngày 20/8, một tiểu đội quân giải phóng được tự vệ thị xã dẫn đường, đánh chiếm nhà máy nước, bắt 5 lính bảo an, thu 5 súng, sau đó chiếm giữ nhà máy nước, sẵn sàng phối hợp với các lực lượng đánh chiếm đồi Chánh Sứ. Đến 5h30 phút, ta gửi tối hậu thư cho tỉnh trưởng Bùi Huy Lượng và huyện trưởng Dương buộc phải đầu hàng. Trước khí thế đấu tranh của nhân dân lại bị bao vây chặt cả tỉnh trưởng và huyện trưởng cùng với bảo an binh ở trại lính Tây cũ hạ vũ khí đầu hàng. Đến 7h30 phút ta nổ súng tiến công quân Nhật. Đến 8 giờ, ta gửi tối hậu thư qua tỉnh trưởng Bùi Huy Lượng, yêu cầu quân Nhật ngừng chống trả và trao vũ khí cho quân đội cách mạng. Đến 14 giờ, địch không trả lời. 15 giờ, đại đội do Đàm Quang Trung chỉ huy được lệnh dùng các loại hỏa lực bắn vào đồn quân Nhật, chúng chống trả quyết liệt.
 Du kích xây dựng hệ thống vật cản, phục vụ chiến đấu.
Chiều 20/8, nhân dân thị xã và huyện Đồng Hỷ mít tinh, xóa bỏ chính quyền địch, thành lập Ủy ban hành chính lâm thời tỉnh Thái Nguyên. Chính quyền thị xã, huyện Đồng Hỷ và các xã, thôn, phố cũng được thành lập. Từ 21 đến 23/8, ta vừa củng cố chiến lũy trên đường phố, siết chặt vòng vây quân Nhật, vừa nổ súng tiến công, địch vẫn ngoan cố chống cự. Ngày 23/8, ta sử dụng một tổ có badoca do Sùng Hải chỉ huy chế áp địch để tổ đột kích do Vũ Ngọc Lê chỉ huy phá cửa vào nhà tiêu diệt tiểu đội địch trong biệt thự Gôchie. Cùng ngày, theo lệnh của Chính phủ cách mạng lâm thời, đồng chí Võ Nguyên Giáp và phần lớn lực lượng của Chi đội 3 tiến về Hà Nội, chỉ để lại một bộ phận cùng lực lượng vũ trang địa phương tiếp tục diệt địch.
Ngày 24/8, một phái đoàn gồm đại diện của ta và của Nhật từ Hà Nội lên Thái Nguyên báo cho quân Nhật ở đây biết, Bộ chỉ huy quân Nhật ở Hà Nội đã nhận những điều kiện của Chính phủ ta và lệnh cho quân Nhật ở Thái Nguyên nộp vũ khí cho lực lượng cách mạng. Viên quan ba đại diện cho quân Nhật ở Thái Nguyên đã gặp ta và đề nghị xin nộp vũ khí ở tất cả các đồn lẻ, riêng ở thị xã xin hoãn binh lại, chở lệnh cấp trên và án binh bất động. Ta chấp nhận đề nghị đó, cung cấp lương thực, thực phẩm, nước uống cho quân Nhật trong đồn, cho phép lính Nhật được đi lại trong thị xã, nhưng không mang theo vũ khí. Đồng chí Lê Trung Đình được giao nhiệm vụ cùng viên quan hai Nhật xuống giải giáp quân Nhật ở Phú Bình, sau đó giải giáp quân Nhật ở hai đồn Phấn Mễ và Đại Từ.
 Các nữ du kích Việt Nam.
Ngày 25/8, ta và Nhật thực hiện các điều khoản đã được thỏa thuận. Ngày 26/8, thị xã Thái Nguyên hoàn toàn giải phóng.
Trận tiến công quân Nhật ở thị xã Thái Nguyên giành thắng lợi ròn rã, ta tiêu diệt một số quân Nhật, trong đó có Trung úy Hancôri, buộc quân Nhật ở thị xã và các đồn lẻ phải hạ vũ khí, bức hàng toàn bộ quân ngụy, ngụy quyền; thu 600 khẩu súng các loại, 4 xe ô tô, 300 tấn gạo…
Đây là trận đánh lớn của Giải phóng quân Việt Nam, lần đầu tiên đánh quân Nhật ở một tỉnh lỵ miền Núi có vị trí chiến lược quan trọng, góp chiến công đầu và thắng lợi của cuộc khởi nghĩa tháng Tám, giành chính quyền trong cả nước.

Tác giả: Đức Tâm

Nguồn tin: kienthuc.net.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất