02:50 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 450

Thành viên online : 1

Máy chủ tìm kiếm : 29

Khách viếng thăm : 420


Hôm nayHôm nay : 15221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2109765

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 36619077

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
top

Alexandre de Rhodes và chữ quốc ngữ

Tác giả: - Thứ sáu - 05/09/2014 10:39
Alexandre de Rhodes

Alexandre de Rhodes

Bản thân Alexandre de Rhodes chắc cũng không thể ngờ rằng sau gần bốn trăm năm, các vần chữ cái la tinh được ông và những nhà truyền giáo khác vận dụng sáng tạo để biểu đạt các âm từ phức tạp của tiếng Việt khi ấy, giờ lại trở nên gần gũi, thân thiết và vô cùng quan trọng đối với một dân tộc mà ông có nhiều duyên phận như dân tộc Việt nam.

Có thể sẽ còn phải tốn nhiều giấy bút để tranh luận về ai là người đầu tiên sáng tạo ra chữ quốc ngữ, nhưng những đóng góp to lớn của Alexandre de Rhodes vào quá trình này là không thể bàn cãi.
Alexandre de Rhodes, sinh năm 1591 tại thành phố Avignon, miền nam nước Pháp. Cuộc đời ông gắn liền với những chuyến du hành gian nan và mạo hiểm. Ông tham gia những giáo đoàn truyền đạo ở nhiều nước Châu Á, nhưng cuộc đời ông đã gắn bó thật sâu sắc với Việt nam.
Trong gần tám năm sinh sống, qua lại, gian nan, vất vả tại mảnh đất này, hết trong Nam, lại ngoài Bắc, gặp gỡ đủ mọi loại người, từ Chúa Nguyễn , chúa Trịnh, đến những người dân lam lũ, khi được tiếp đón niềm nở, ân cần, lúc bị đuổi xua phũ phàng, tàn bạo, ông vẫn dành trọn tình cảm đặc biệt cho dân tộc này. Ngay từ khi đặt chân tới mảnh đất Đàng trong (đất chúa Nguyễn ở miền Nam), ông đã dành hết tâm sức để học tiếng Việt và chỉ cần một nửa năm sống tại đây ông đã có thể giao tiếp và truyền giáo cho người dân địa phương bằng thứ ngôn ngữ mà với người Châu Âu là rất khó học này..
Alexandre de Rhodes là người giàu nhiệt huyết, thông minh, trung thực, cởi mở và đầy lòng vị tha với con người. Ông có những hiểu biết thật sâu sắc về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ,  phong tục tập quán và tính cách của người Việt và được nhiều người, thuộc nhiều tầng lớp xã hội ở Việt Nam tôn trọng và cả quý mến.
Khi đó, chúng ta chưa có chữ viết riêng, chúng ta nói bằng tiếng mẹ đẻ và viết bằng chữ của người Trung Hoa. Những văn bản Hán tự được ghi chép bởi các học giả người Việt, dù sâu sắc đến mấy cũng không thể diễn tả đầy đủ được ý tưởng của họ. Người Việt có được chữ viết của riêng mình bao giờ cũng là một mơ ước. Bởi vậy, việc sáng tạo ra cách ghép chữ cái theo kiểu La tinh để diễn đạt âm ngữ Việt đã mở đường cho một cuộc cách mạng lớn về chữ viết.
Alexandre de Rhodes viết khá nhiều về Việt nam, giới thiệu về văn hóa, con người Việt nam với thế giới văn minh và có thể được coi là một trong những nhà Việt Nam học đầu tiên trên thế giới....Cùng với việc góp phần làm hình thành cách dùng chữ quốc ngữ, Alexandre de Rhodes còn xuất bản bộ từ điển An nam- Bồ Đào Nha-An nam. Đây là những cuốn từ điển cần thiết đầu tiên, khơi nguồn cho việc dùng chữ quốc ngữ sau này.
Tuy nhiên, do những lời đơm đặt, vu khống ông đã bị cả chúa Trịnh ngoài Bắc và chúa Nguyễn trong Nam nghi kỵ. Năm 1645, cùng với những cuộc đàn áp, khủng bố giáo dân ở xứ Đàng Trong, ông bị bắt, bị kết tội chém đầu, rồi lại được ân xá, nhưng buộc phải rời khỏi xứ sở này vĩnh viễn. Ông viết rằng, với ông « con người rời khỏi xứ đằng Trong nhưng tâm hồn thì vẫn ở lại mãi ». Ông mất năm 1660 cùng với những trăn trở của cuộc vận động để trở lại Việt nam.
Tâm hồn ông đã ở lại, nhưng cùng với nó là tài năng và những đóng góp thật to lớn của ông cho dân tộc Việt. Nhân cuộc vận động về ngày lễ kỷ niệm Quốc gia về chữ quốc ngữ, người Việt Nam chúng ta không thể không nhắc lại về cuộc đời ông và tri ân ông.
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất