18:04 ICT Thứ sáu, 08/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1035

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 1029


Hôm nayHôm nay : 179417

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1347182

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 66669064

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học » Công tác xã hội

Quang cao giua trang
top

ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Tác giả: ThS. Thân Trung Dũng - Thứ ba - 16/06/2015 10:11
ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

ĐÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Đề án về phát triển nghề CTXH (NCTXH) giai đoạn 2010-2020 xác định: “trong giai đoạn 2010 - 2020, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH”. Đây là mục tiêu rất thiết thực phù hợp với thực tiễn xã hội Việt Nam song thực hiện nó không phải đơn giản.

Thực trạng đào tạo và những khó khăn trong đào tạo NCTXH ở Việt Nam

Hiện nay, cả nước hiện có gần 40 trường đại học, cao đẳng mỗi năm tuyển sinh khoảng 2.000 SV chuyên ngành CTXH. Trong khi đó, đội ngũ giảng viên được đào tạo đúng chuyên ngành có bằng tiến sĩ chỉ khoảng 1 - 2 người, số giảng viên có bằng thạc sĩ từ 30 - 40 người. Đa phần trong số họ đều được đào tạo tại nước ngoài do vậy còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn về văn hóa xã hội Việt Nam. Số giảng viên còn lại chủ yếu được đào tạo bồi dưỡng nâng cao kiến thức về CTXH từ ngành nghề khác. Thậm chí, có trường chưa có giảng viên nào được đào tạo về CTXH mà chỉ được đào tạo ngành học gần giống như xã hội học, tâm lý học, quản lý xã hội... Có thể thấy, số lượng giảng viên ngành CTXH hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu đào tạo SV.Vì vậy, việc đào tạo và đào tạo lại người thầy là một trong những yếu tố cần thiết nhất để nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là yếu tố tiên quyết tạo ra những người làm công tác giảng dạy giỏi.
Một bất cập khác, khung chương trình học do Bộ GD-ĐT quy định 70% là chương trình “cứng”, còn 30% chương trình mềm do các cơ sở đào tạo quyết định tùy tình hình thực tế. Điều này gây ra hệ quả là nội dung chương trình đào tạo NCTXH nặng về lý thuyết, trong khi CTXH thực chất là đào tạo nghề, cần rất nhiều thời lượng thực hành. Do vậy, việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề rất quan trọng trong quá trình đào tạo NCTXH.

Tiếp đó, nhiều người còn chưa hiểu hết vai trò quan trọng của NVCTXH nên sự quan tâm còn chưa nhiều. Bên cạnh đó, nhận thức của xã hội về ngành này còn hạn chế, nhiều người thường nhầm lẫn NCTXH với từ thiện hoặc cho rằng CTXH chỉ là "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Do đó, số lượng SV đăng ký dự thi và theo học ngành này còn ít ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đào tạo. Theo báo cáo, Trường Đại học Lao động - Xã hội, trong 10 năm đào tạo (từ 2000- 2010) chỉ có khoảng 699 SV theo học với các trình độ từ trung cấp, cao đẳng, đại học chính quy, vừa học vừa làm... Đặc biệt, có năm trường không mở lớp vì không có SV theo học.

Thêm vào đó, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo về CTXH bằng tiếng Việt còn quá ít ỏi. Khó có thể tìm thấy cuốn giáo trình về CTXH dù là đại cương hay chuyên sâu về CTXH cá nhân, nhóm hay phát triển cộng đồng tại các hiệu sách của các trường hay hiệu sách của địa phương. Do đó, SV phải tìm đọc bên ngoài, tự dịch từ tiếng nước ngoài, vừa học vừa bổ sung, hoàn thiện, chỉnh lý.
Mặt khác, đối với các cơ sở thực tập cho SV ngành này không nhiều. Hiện nay, chỉ có Đại học Mở bán công TPHCM là liên kết với 40 cơ sở, cơ quan để nhận SV thực tập. Còn các trường khác để SV tự liên hệ thực tập. Đây là vấn đề rất khó khăn đối với SV. Bên cạnh đó, tại các cơ sở thực hành thiếu đội ngũ hướng dẫn giúp SV trong thời gian thực tập. Thực tế trong gần 40 trường có đào tạo NCTXH thì chỉ có trường Đại học Mở bán công TP.HCM và trường Đại học Lao động - Xã hội là có mạng lưới cơ sở thực hành và giáo viên hướng dẫn.
Một khó khăn nữa là trong quá trình theo học, nhiều SV còn e ngại khi phải tiếp xúc với người nhiễm HIV, gái mại dâm, người khuyết tật, trẻ lang thang, người nghèo...

Đi tìm giải pháp

Để khắc phục những khó khăn thực hiện thành công đề án 32, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực ngành CTXH cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức trong xã hội về ngành và nghề CTXH, xác định cán bộ, nhân viên CTXH là ai, làm gì và ở đâu, sự khác biệt với các ngành khác...

Thứ hai, trong công tác đào tạo cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chương trình đào tạo CTXH ở tất cả các cấp: trung học, đại học, thạc sĩ và tiến tới xây dựng chương tình đào tạo tiến sỹ CTXH trong nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và đặc điểm thực tiễn của Việt Nam. Nội dung đào tạo vừa phải cung cấp cho SV một cách toàn diện về kiến thức, kỹ năng thực hành, thái độ học tập vừa phải gây được hứng thú, sự yêu thích nghề cho họ. Đặc biệt, cần tăng thêm thời lượng thực hành, tính thực tiễn hơn nữa để người học dễ tiếp cận và có nhiều trải nghiệm thực tế về nghề.
Thứ ba, tăng cường sự giao lưu chia sẻ kinh nghiệm về nội dung chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy giữa các trường Việt Nam và các trường đào tạo CTXH quốc tế. Phát triển hơn nữa mạng lưới thông tin - tư liệu để trao đổi thông tin và khai thác các nguồn tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu và đào tạo. Huy động các nguồn kinh phí biên dịch các tài liệu cơ bản để giáo viên, SV tham khảo.

Thứ tư, cần xây dựng cơ chế gắn kết hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở nghiên cứu. Xác lập mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở nghiên cứu, đào tạo và các trung tâm thực hành CTXH.

Thứ năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo điều kiện đồng thời các trường chủ động mở rộng liên kết và hợp tác với các trường đào tạo CTXH nước ngoài để tạo nền tảng cho sự giao lưu và trao đổi sinh viên, giảng viên của trường mình với các trường bạn cũng là một biện pháp góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ giảng viên và sinh viên của trường mình.
Cuối cùng, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và phát triển toàn diện hệ thống đào tạo NCTXH như hỗ trợ kinh phí xây dựng các cơ sở giáo dục, đào tạo, thực hành và kiểm huấn về CTXH; chính sách đãi ngộ người làm NCTXH v.v…Có như vậy những người làm sCTXH mới giúp đỡ được xã hội nhiều hơn./.

Tác giả: ThS. Thân Trung Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất