16:40 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 459


Hôm nayHôm nay : 52920

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2885010

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 34221431

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
top

Cần “đại biểu” tinh hơn là đông “đại biểu”

Tác giả: Lê Chân Nhân - Thứ hai - 13/07/2015 08:57
(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)

Đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp, trình độ cao, thì cần chi đông và cần chi phải họp nhiều mới cho ra sản phẩm chất lượng cao?

“Đối với cơ quan dân cử, chúng tôi có vài đề xuất cụ thể. Đề xuất thứ nhất là chuyên nghiệp hoá hoạt động của Quốc hội. Muốn vậy, đại biểu Quốc hội phải hoạt động toàn thời gian, coi đại biểu là một nghề chứ không nên kiêm nhiệm quá nhiều vai như hiện nay. Số đại biểu quốc hội cũng không nên quá đông, lên đến 500 người như hiện nay mà chỉ cần 200-300 người là đủ. Cả nước chia thành 2-300 đơn vị bầu cử, mỗi đơn vị chọn lấy một người. Người này phải có văn phòng ở đơn vị bầu cử, có nhân viên phục vụ và có văn phòng ở trung ương. Bằng cách đó, chúng ta học hỏi dần các thể chế dân cử nước ngoài. Dân biểu được bầu có chân rết ở đơn vị cử tri, có văn phòng và bộ máy giúp việc để giúp họ có thông tin, có kiến thức để tham gia thảo luận hiệu quả hơn”. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa đã trao đổi như vậy trên Vietnamnet khi bàn về nội dung cải cách thể chế.

“Nghị sĩ chuyên nghiệp” đã được bàn đến từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện. Đại biểu Quốc hội của Việt Nam hiện nay đa số kiêm nhiệm, phần lớn là quan chức của các bộ, ngành, cơ quan đảng và chính quyền của các địa phương. Họ là “ông nghị” nhưng không chuyên, cho nên chất lượng không thể cao. Chất lượng không cao có thể do trình độ hạn chế, nhưng rõ ràng nhất là do họ có quá nhiều việc phải lo nên không tập trung.

Có nhiều cuộc họp, đại biểu Quốc hội vắng đến 25%, đến nỗi Quốc hội phải lên tiếng báo động, đưa ra giải pháp hạn chế vắng mặt như điểm danh. Điều này phản ánh đúng thực tế về sự không chuyên, đại biểu là cán bộ to của nhiều cơ quan, nên phải tranh thủ bỏ họp về giải quyết sự vụ. Về tình trạng này, có lần Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lên tiếng: “Đại biểu Quốc hội chỉ có 25% chuyên trách, còn lại là kiêm nhiệm, thời gian kỳ họp này kéo dài hơn một tháng nên việc bố trí dự họp đầy đủ tất cả các phiên là sự cố gắng hết sức, mong cử tri thông cảm”. Tất nhiên cử tri dù không muốn thông cảm cũng phải cảm thông, nhưng điều quan trọng chính là chất lượng của kỳ họp Quốc hội sẽ bị ảnh hưởng.

Số lượng đại biểu Quốc hội cũng cần giảm một nửa, đề xuất này rất đáng nghiên cứu, áp dụng. Tại sao phải đông, trong lúc cái cần là tinh túy. Nhiều người xuân thu nhị kỳ đi họp Quốc hội nhưng có làm được gì có thực chất không, điều này có lẽ chính mỗi đại biểu hiểu rõ nhất về mình. Thậm chí, có người phát biểu những câu “hồn nhiên”, bộc lộ hạn chế về kiến thức, cử tri rất thất vọng về những đại biểu này.

Vậy thì đông làm gì cho tốn kém tiền bạc của nhà nước, của nhân dân. Mỗi ngày họp Quốc hội, chi phí ít nhất cũng cả tỉ đồng. Nếu giảm số lượng xuống còn 200 người, đồng thời giảm thời gian họp, thì sẽ tiết kiệm được rất lớn.

Đại biểu Quốc hội chuyên nghiệp, trình độ cao, thì cần chi đông và cần chi phải họp nhiều mới cho ra sản phẩm chất lượng cao?

 

Tác giả: Lê Chân Nhân

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất