16:31 ICT Thứ sáu, 08/11/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 1021

Máy chủ tìm kiếm : 15

Khách viếng thăm : 1006


Hôm nayHôm nay : 159817

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1327582

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 66649464

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học

Quang cao giua trang
top

Đồng bằng Sông Hồng giàu lên nhưng đời sống văn hóa nghèo đi !

Tác giả: L.H - Thứ hai - 20/07/2015 11:45
Ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN phát biểu khai mạc hội thảo

Ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN phát biểu khai mạc hội thảo

Đó là lời cảnh báo của GS. Hoàng Chương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc tại hội thảo: “Bảo tồn và phát triển văn hóa trong quá trình xây dựng Mô hình nông thôn mới vùng đồng bằng sông Hồng” vừa được Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) tổ chức vừa qua tại Hà Nội.

Tham dự hội thảo có ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN, ông Trần Việt Hùng – Nguyên PCT LHHVN cùng các Nhà văn hóa, Nhà xã hội học, các chuyên gia đầu nghành về văn hóa nông thôn vùng châu thổ sông Hồng.

Theo GS. Hoàng Chương: Có lẽ chưa có vùng đất nào có được một nền văn hóa dân gian vô cùng phong phú và đặc sắc như đồng bằng Bắc Bộ nói chung, đồng bằng sông Hồng nói riêng, nơi có tới hàng chục thể loại nghệ thuật như tuồng, chèo, múa rối nước, ca trù, quan họ, hát xoan, hát chầu văn, hát xẩm, hát trống quân, hát chèo tàu, hát dặm… Nhưng khi cơ chế thị trường xuất hiện, đồng thời là xu hướng thương mại hóa văn hóa nghệ thuật, một nền văn hóa chuyên nghiệp ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng bỗng chốc chuyển hướng, đổi màu thương mại hóa, không mấy chốc đã lây lan khắp miền đồng bằng Bắc Bộ, nguy cơ mất gốc, mất bản sắc văn hóa, ngày càng tới gần, mà mất văn hóa là mất tất cả! Thực tế hiện nay, chúng ta  nhất là những người phụ trách kinh tế ít quan tâm tới đời sống văn hóa ở nông thôn. Xu hướng hiện đại hóa văn hóa, thương mại hóa văn hóa, thậm chí xâm nhập vào cả những lễ hội thiêng liêng. Mà văn hóa nông thôn yếu thì xã hội nông thôn không thể phát triển được. Nông dân đồng bằng sông Hồng đang ngày giàu lên nhưng đời sống văn hóa ngày càng nghèo đi đó là một thực tế, một nghịch lý…

A2

GS. Hoàng Chương- GĐTrung tâm Nghiên cứu Bảo tồn & Phát huy Văn hóa dân tộc

Nhà Xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh – Viện Truyền thống & Phát triển cho rằng: Đằng sau sự bình yên của nông thôn là những xung đột sâu sắc. Yêu cầu bức thiết của thực tiễn đặt ra "vẽ" lại bức tranh nông thôn và phát triển nông thôn, ông đã đưa ra một số phương pháp luận cơ bản về những đặc tính xã hội nông thôn Việt Nam như:  Văn hóa, lối sống nông thôn; Quan hệ Nông thôn - Nông nghiệp - Nông dân ; Đặc điểm nông thôn hiện đại ; Những vấn đề kinh tế - lao động nông thôn hiện nay; Những vấn đề khó khăn trong biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội nông thôn … để khảng định rằng trong thời kỳ hội nhập thì văn hoá và truyền thống dân tộc như là một “tấm hộ chiếu”. Tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế là vô cùng cấp thiết, là động lực phát triển nông thôn mới. Bảo tồn văn hoá dân tộc không có nghĩa là ôm khư khư lấy vốn cổ không cho nó thay đổi, trái lại phải luôn luôn làm cho nó lớn mạnh hơn, giàu có hơn, bổ sung cho nó những yếu tố mới, tức là phải phát triển nó...

A3

 Nhà XHH Đặng Vũ Cảnh Linh – Viện Truyền thống &Phát triển

Sau khi phân tích lý luận từ các kinh nghiệm thực tiễn, GS Nguyễn Ngọc Phú – PCT kiêm Tổng Thư ký Hội khoa học tâm lý – Giáo dục Việt nam đã đưa ra tại hội thảo nội dung xây dựng nếp sống văn hóa tại các làng quê là cần có sự đồng thuận, ổn định tư tưởng, niềm tin chính trị của cộng đồng dân cư đối với các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước, đối với các chủ trương  kinh doanh phát triển kinh tế địa phương nói chung, phát triển tiềm năng du lịch (nếu có điều kiện) của địa phương nói riêng; Có đời sống tâm linh, tín ngưỡng lành mạnh; Cộng đồng cư dân địa phương phải có truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp; Cộng đồng cư dân, đặc biệt là thanh thiếu niên địa phương phải biết coi trọng và đề cao các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tốt đẹp và có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, thân thiện với môi trường, thái độ cởi mở sẵn sàng hợp tác, hòa nhập giữa con người với con người…

A4

GS Nguyễn Ngọc Phú – PCT kiêm TTK  Hội khoa học tâm lý – Giáo dục Việt nam

Kết thúc hội thảo, ông Nghiêm Vũ Khải – PCT LHHVN  cảm ơn các đại biểu đã đóng góp những ý kiến đầy tâm huyết của mình trong việc bảo tồn, phát huy  nền văn hóa châu thổ sông Hồng. Đồng thời khảng định: Nét đặc trưng của văn minh sông Hồng đó chính là văn minh sông nước. Gần như mọi mặt của đời sống con người gắn rất chặt và bị chi phối bởi hai yếu tố sông và nước. Văn minh sông Hồng là nền văn minh có sự giao tiếp đến cao độ, bắc xuống, nam lên, đông qua, tây lại, bởi vậy nó được bồi đắp lên rất nhiều lớp văn hóa và là một trong những nền văn minh lâu đời nhất góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam, có thể xem là cái nôi của văn minh người Việt. Vì vậy, sau hội thảo này LHHVN sẽ tổng hợp những ý kiến để kiến nghị lên các cơ quan quản lý văn hóa của Nhà nước có những giải pháp thiết thực, kịp thời nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới./.

Tác giả: L.H

Nguồn tin: Vusta

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất