00:15 EDT Thứ ba, 19/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 520

Máy chủ tìm kiếm : 36

Khách viếng thăm : 484


Hôm nayHôm nay : 58847

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1923293

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33259714

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển » Thời đàm

Quang cao giua trang
top

THỜ NGƯỜI CÓ CÔNG - TÂM LINH VÀ ĐẠO LÝ

Tác giả: Vũ Chí Thiện - Thứ tư - 11/02/2015 01:40
(nguồn internet)

(nguồn internet)

Ít có dân tộc nào trên thế giới lại ghi ơn những người có nhiều công trạng đóng góp cho cộng đồng và dân tộc bằng cách đưa họ lên bàn thờ, phụng thờ họ như là thần thánh. Điều này mang ý nghĩa tâm linh hay đạo đức, ý nghĩa đền ơn, đáp nghĩa hay truyền thông, giáo dục ?

Ở Việt Nam xưa nay, các anh hùng xả thân vì nước đều được tôn thờ ở những nơi trang trọng nhất. Chiến công của họ được học tập, nhắc nhở, được thần thánh hóa, ghi lại bằng bảng vàng bia đá để truyền tụng cho đời sau.
 
Người có công trạng lớn thì cả nước thờ phụng, có công với làng thì trở thành những vị thần thánh của làng - những thần hoàng làng.
 
          Người Việt Nam không chỉ ghi nhớ công lao của những người đánh giặc giữ nước, mà còn tôn sùng, thờ phụng những người lao động sáng tạo xây dựng đất nước. Thần hoàng làng thường không chỉ là những anh hùng dọc ngang can đảm trên trận mạc mà còn là những người có công khai hoang, mở đất dựng làng, truyền bá văn hóa, thuần phong mỹ tục, gây dựng cuộc sống lao động bình yên, tốt đẹp cho cộng đồng.
 
          Người ta cũng tôn thờ và ghi nhớ công lao của cả những người đã sáng tạo và lưu truyền các ngành nghề lao động truyền thống.
 
Trong nhiều trường hợp, các cá nhân được tôn thờ lại chỉ là những người bình dị, trồng dâu nuôi tằm, thợ rèn, thợ đúc, thợ xây, thợ gốm, thợ làm bánh ... bình thường nhưng có khả năng lao động đóng góp cho cộng đồng. Làng Đồng Kỵ, thờ cả người hót phân bón ruộng. Nhiều làng thờ cả những người ăn mày ăn xin.
 
Thờ cúng những anh hùng những người có công lao chính là để nhắc nhở con cháu, nhắc nhở những người trẻ tuổi về việc học tập và noi theo tấm gương của tổ tiên. Thêm nữa, đó cũng là việc nâng cao lòng tự hào dân tộc và tình yêu thương đối với tổ quốc, quê hương, đồng bào.
 
          Tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ một địa phương khu vực nào những đình, đền, miếu mạo thờ những vị anh hùng, danh nhân, hiền tài như vậy. Nơi đâu có sự tích đánh giặc, có chiến công lớn đều có bàn thờ, nơi đâu có ngành nghề nổi tiếng, đều có bàn thờ ông tổ, bà tổ của nghề.
 
 Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm nổi tiếng là ‘‘làng khoa bảng’’ từ thế kỷ XVIII, ngay trong 7 năm đã có tới 10 tiến sỹ, nổi tiếng như Hoàng giáp quận công Nguyễn Huy Nhuận, là quê hương của Cao Bá Quát, Nguyễn Huy Lượng, đặc biệt có đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan. Cuối đời Lê Trung Hưng làng còn được ban chữ vàng là ‘‘ Làng trung nghĩa’’ được ghi lại trên tấm bia Trung nghĩa bi ký .
 
Làng lỗ Khê, Đông Anh nay còn thờ vợ chồng Đinh Dự (con trai của danh tướng nhà Lê là Đinh Lễ), không chỉ vì ông là một tướng trẻ tài ba mà còn vì ông bà còn là tổ của nghệ thuật hát Cửa Đình truyền thống mà về sau còn gọi là hát Ả đào nổi tiếng của Thăng Long.
 
          Thăng Long còn có một nơi thờ phụng những danh y nổi tiếng một thời, cụ thể là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, được gọi là Y miếu. Xưa Y miếu còn được gọi là Viện Thái Y, được dựng cách nay hơn hai trăm năm vào đời vua Hiển Tông, thuộc phường Bích Câu xưa. Ngày nay có người coi đây như là một cơ sở đào tạo y dược đầu tiên ở nước ta.
 
Trong số những nhân vật được thờ cúng ở Thăng Long, có rất nhiều người tuổi trẻ, có người chỉ ở tuổi thiếu niên, thanh niên nhưng đã có những công trạng lớn cho cộng đồng và quê hương.
 
Đình Làng Đại Yên, thuộc trại Đại Yên, nay thuộc Phường Ngọc Hà, Hà Nội, thờ công chúa Ngọc Hoa, người đã có công cùng vua Lý đi đánh dẹp phương Nam khi mới có 9 tuổi. Nay tại đình vẫn còn có bệ thờ, tượng công chúa và bài vị Thành hoàng có ghi rõ : Ngọc Hoa công chúa và một hòm đựng 5 đạo sắc phong của các triều vua phong tặng.
 
Đình Cống Vị, thuộc phường Cống vị, quận Ba Đình, thờ Hoàng Phúc Trung quê làng Lệ Mật, năm 16 tuổi đã được mời vào cung làm giám quan, giỏi võ nghệ có công lớn trong việc lập Thập Tam trại , góp phần làm hưng thịnh nghề nông ở nhiều vùng Thăng Long.
 
Đình Bái Ân, thuộc làng Nghĩa Đô, thờ hai vợ chồng chàng trai Võ Phục và em trai là Thánh Chú đã tự nguyện quyên sinh, lao vào dòng nước lũ để làm gương và cổ vũ dân cư trong vùng hăng hái chống chọi với đê đang vỡ.
 
          Đình làng Lai Đà, xã Đa Hội, Đông Anh Hà Nội, thờ Thành hòang là vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử- Trạng nguyên Nguyễn Hiền đỗ tiến sĩ năm 13 tuổi. Măc dù ông là người nơi khác đến nhưng đã có công lớn trong việc đắp đê quai sông Hồng, chấn hưng nông nghiệp, phát triển sản xuất làm cho cả vùng phát triển. Nay trong đền vẫn còn câu đối kể danh tích của ông :
 
Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc
                                    Vạn niên thiên tuế lập tam tài
(mười hai tuổi khai khoa hai nước[1]
Nghìn năm còn ghi mãi chữ tam tài)
 
          Câu ngạn ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" bao giờ cũng là câu nói cửa miệng của người Việt, là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với mỗi người
 
Ngay cả những cá nhân và gia đình hy sinh tiền bạc tài sản cống hiến cho cộng đồng cũng đều được ghi khắc tại những nơi trang trọng, đình chùa, miếu mạo.
 
Sự thờ phụng, ghi nhớ như vậy từ đời này qua đời khác với đầy đủ những nghi thức trang nghiêm và long trọng, với lòng tôn kính thành tâm đã không chỉ trở thành những quy tắc tín ngưỡng dân gian, tạo định hướng cho biết bao thế hệ biết quên mình vì cộng đồng, tổ quốc.
 
Khi người Việt chắp tay, đứng trước hương khói lung linh của bàn thờ những người có công dường như trong họ, ai cũng nhận được sức mạnh tinh thần mới, vượt qua khó khăn để phấn đấu vì cộng đồng, đất nước. Ở đây, việc thờ phụng người có công mang cả ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa đạo lý.


[1] Tương truyền sau khi đối đáp vững vàng với sứ thần Trung quốc, làm người Trung Quốc phải thán phục, Nguyễn Hiền cũng được vua Trung quốc phong là trang nguyên nên mới có danh hiệu lưỡng quốc trạng nguyên.Ở Việt Nam xưa nay, các anh hùng xả thân vì nước đều được tôn thờ ở những nơi trang trọng nhất. Chiến công của họ được học tập, nhắc nhở, được thần thánh hóa, ghi lại bằng bảng vàng bia đá để truyền tụng cho đời sau.
 
Người có công trạng lớn thì cả nước thờ phụng, có công với làng thì trở thành những vị thần thánh của làng - những thần hoàng làng.
 
          Người Việt Nam không chỉ ghi nhớ công lao của những người đánh giặc giữ nước, mà còn tôn sùng, thờ phụng những người lao động sáng tạo xây dựng đất nước. Thần hoàng làng thường không chỉ là những anh hùng dọc ngang can đảm trên trận mạc mà còn là những người có công khai hoang, mở đất dựng làng, truyền bá văn hóa, thuần phong mỹ tục, gây dựng cuộc sống lao động bình yên, tốt đẹp cho cộng đồng.
 
          Người ta cũng tôn thờ và ghi nhớ công lao của cả những người đã sáng tạo và lưu truyền các ngành nghề lao động truyền thống.
 
Trong nhiều trường hợp, các cá nhân được tôn thờ lại chỉ là những người bình dị, trồng dâu nuôi tằm, thợ rèn, thợ đúc, thợ xây, thợ gốm, thợ làm bánh ... bình thường nhưng có khả năng lao động đóng góp cho cộng đồng. Làng Đồng Kỵ, thờ cả người hót phân bón ruộng. Nhiều làng thờ cả những người ăn mày ăn xin.
 
Thờ cúng những anh hùng những người có công lao chính là để nhắc nhở con cháu, nhắc nhở những người trẻ tuổi về việc học tập và noi theo tấm gương của tổ tiên. Thêm nữa, đó cũng là việc nâng cao lòng tự hào dân tộc và tình yêu thương đối với tổ quốc, quê hương, đồng bào.
 
          Tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ một địa phương khu vực nào những đình, đền, miếu mạo thờ những vị anh hùng, danh nhân, hiền tài như vậy. Nơi đâu có sự tích đánh giặc, có chiến công lớn đều có bàn thờ, nơi đâu có ngành nghề nổi tiếng, đều có bàn thờ ông tổ, bà tổ của nghề.
 
 Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm nổi tiếng là ‘‘làng khoa bảng’’ từ thế kỷ XVIII, ngay trong 7 năm đã có tới 10 tiến sỹ, nổi tiếng như Hoàng giáp quận công Nguyễn Huy Nhuận, là quê hương của Cao Bá Quát, Nguyễn Huy Lượng, đặc biệt có đền thờ Nguyên Phi Ỷ Lan. Cuối đời Lê Trung Hưng làng còn được ban chữ vàng là ‘‘ Làng trung nghĩa’’ được ghi lại trên tấm bia Trung nghĩa bi ký .
 
Làng lỗ Khê, Đông Anh nay còn thờ vợ chồng Đinh Dự (con trai của danh tướng nhà Lê là Đinh Lễ), không chỉ vì ông là một tướng trẻ tài ba mà còn vì ông bà còn là tổ của nghệ thuật hát Cửa Đình truyền thống mà về sau còn gọi là hát Ả đào nổi tiếng của Thăng Long.
 
          Thăng Long còn có một nơi thờ phụng những danh y nổi tiếng một thời, cụ thể là Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, được gọi là Y miếu. Xưa Y miếu còn được gọi là Viện Thái Y, được dựng cách nay hơn hai trăm năm vào đời vua Hiển Tông, thuộc phường Bích Câu xưa. Ngày nay có người coi đây như là một cơ sở đào tạo y dược đầu tiên ở nước ta.
 
Trong số những nhân vật được thờ cúng ở Thăng Long, có rất nhiều người tuổi trẻ, có người chỉ ở tuổi thiếu niên, thanh niên nhưng đã có những công trạng lớn cho cộng đồng và quê hương.
 
Đình Làng Đại Yên, thuộc trại Đại Yên, nay thuộc Phường Ngọc Hà, Hà Nội, thờ công chúa Ngọc Hoa, người đã có công cùng vua Lý đi đánh dẹp phương Nam khi mới có 9 tuổi. Nay tại đình vẫn còn có bệ thờ, tượng công chúa và bài vị Thành hoàng có ghi rõ : Ngọc Hoa công chúa và một hòm đựng 5 đạo sắc phong của các triều vua phong tặng.
 
Đình Cống Vị, thuộc phường Cống vị, quận Ba Đình, thờ Hoàng Phúc Trung quê làng Lệ Mật, năm 16 tuổi đã được mời vào cung làm giám quan, giỏi võ nghệ có công lớn trong việc lập Thập Tam trại , góp phần làm hưng thịnh nghề nông ở nhiều vùng Thăng Long.
 
Đình Bái Ân, thuộc làng Nghĩa Đô, thờ hai vợ chồng chàng trai Võ Phục và em trai là Thánh Chú đã tự nguyện quyên sinh, lao vào dòng nước lũ để làm gương và cổ vũ dân cư trong vùng hăng hái chống chọi với đê đang vỡ.
 
          Đình làng Lai Đà, xã Đa Hội, Đông Anh Hà Nội, thờ Thành hòang là vị trạng nguyên trẻ tuổi nhất trong lịch sử- Trạng nguyên Nguyễn Hiền đỗ tiến sĩ năm 13 tuổi. Măc dù ông là người nơi khác đến nhưng đã có công lớn trong việc đắp đê quai sông Hồng, chấn hưng nông nghiệp, phát triển sản xuất làm cho cả vùng phát triển. Nay trong đền vẫn còn câu đối kể danh tích của ông :
 
Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc
                                    Vạn niên thiên tuế lập tam tài
(mười hai tuổi khai khoa hai nước[1]
Nghìn năm còn ghi mãi chữ tam tài)
 
          Câu ngạn ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" bao giờ cũng là câu nói cửa miệng của người Việt, là một sự nhắc nhở thường xuyên đối với mỗi người
 
Ngay cả những cá nhân và gia đình hy sinh tiền bạc tài sản cống hiến cho cộng đồng cũng đều được ghi khắc tại những nơi trang trọng, đình chùa, miếu mạo.
 
Sự thờ phụng, ghi nhớ như vậy từ đời này qua đời khác với đầy đủ những nghi thức trang nghiêm và long trọng, với lòng tôn kính thành tâm đã không chỉ trở thành những quy tắc tín ngưỡng dân gian, tạo định hướng cho biết bao thế hệ biết quên mình vì cộng đồng, tổ quốc.
 
Khi người Việt chắp tay, đứng trước hương khói lung linh của bàn thờ những người có công dường như trong họ, ai cũng nhận được sức mạnh tinh thần mới, vượt qua khó khăn để phấn đấu vì cộng đồng, đất nước. Ở đây, việc thờ phụng người có công mang cả ý nghĩa tâm linh và ý nghĩa đạo lý.


[1] Tương truyền sau khi đối đáp vững vàng với sứ thần Trung quốc, làm người Trung Quốc phải thán phục, Nguyễn Hiền cũng được vua Trung quốc phong là trang nguyên nên mới có danh hiệu lưỡng quốc trạng nguyên.

Tác giả: Vũ Chí Thiện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất