04:54 ICT Thứ ba, 15/10/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 743

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 736


Hôm nayHôm nay : 35501

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2472134

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 62230868

Trang nhất » Tin Tức » Xã hội học » Phát triển xã hội

Quang cao giua trang
top

Dạy sử qua tên phố đánh thức tình yêu sử Việt

Tác giả: Trần Khánh An - Thứ ba - 09/09/2014 09:46
Dạy sử qua tên phố đánh thức tình yêu sử Việt

Dạy sử qua tên phố đánh thức tình yêu sử Việt

Cuối tháng một, bảng tên nhiều tuyến phố tại Hà Nội đã được gắn thêm chú thích, cung cấp thông tin cơ bản về các danh nhân được đặt tên cho những tuyến phố nay. Tuy vẫn con nhiều vấn đề cần khắc phục nhưng qua khảo sát ý kiến người dân, đây là một dự án hứa hẹn sẽ khơi dậy tinh thần học sử Việt của cộng dồng.
Người dân ủng hộ

Cuối tháng Một, bảng tên của 30 tuyến phố tại Hà Nội đã được gắn thêm chú thích, cung cấp những thông tin cơ bản về các danh nhân được đặt tên cho những tuyến phố này. Đây không phải là một ý tưởng mới bởi đã xuất hiện từ lâu tại nhiều quốc gia. Ngay tại Việt Nam, việc gắn chú thích cho tên đường cũng đã được thực hiện tại Sóc Trăng và thành phố Hồ Chí Minh. Tại Sóc Trăng, khoảng 50 tuyến đường chính trong nội ô đã được gắn thêm những tấm bảng có diện tích 2m2, tóm tắt thông tin về tên của tuyến đường. Còn thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc “dạy sử qua tên phố” bằng cách treo những banner có diện tích lớn dọc trên các con phố.
Việc nhiều tuyến phố có thêm chú thích đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người dân, đặc biệt là giới trẻ. Nguyễn Thu Hương, sinh viên năm 2 một trường đại học cho biết: “Em đã đi dạo quanh Hồ Gươm nhiều lần nhưng thú thật, không biết Trần Nguyên Hãn là ai. Nhờ những tấm biển này, em đã được “xóa mù”. Trên các trang báo điện tử có bài viết giới thiệu về dự án này, cũng có rất nhiều comment (bình luận) ủng hộ việc “dạy sử qua tên phố”. Độc giả Nguyễn Thanh Duyên chia sẻ: “Phải như thế này thì bất cứ người dân dù Việt Nam hay nước ngoài mới biết đến những vị anh hùng đất Việt. Nên nhân rộng ra nhiều các tuyến phố khác ở tất cả tỉnh thành, kể cả nông thôn và thành thị”.

Còn nhiều vấn đề
 
Tuy nhiên, bên cạnh những lời khen ngợi, theo một số chuyên gia, dự án này vẫn còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục gấp. Nội dung chú thích là một trong những vấn đề được trao đổi nhiều nhất. Theo thông tin từ ông Lê Đình Lộc, đại diện của dự án, mỗi chú thích dài 20-25 chữ, được cắt ngắn từ quyển sách “1000 tên đường phố Hà Nội” của tác giả Nguyễn Vinh Phúc. Tuy nhiên cách làm này không hoàn toàn nhận được sự đồng tình của các chuyên gia. Theo PGS.TS Võ Kim Cương Tổng Biên Tập Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, cách làm chú thích này không dựa trên những tiêu chí xác định mà tùy theo nội dung một quyển sách, làm giảm tính khoa học. Ông Cương đã dẫn ra ví dụ: “Phố Hàng Trống nổi danh trong lịch sử với ba nghề: làm trống, làm lọng và làm tranh dân gian. Giờ thì nghề làm trống không còn, cũng không còn ai bán lọng, chỉ còn một gia đình làm tranh. Thế thì chú thích sẽ nói về nghề nào, nói ra sao nếu không có tiêu chí từ trước?”.
          Ngoài ra, việc chú thích ngay trong biển tên đường cũng gây không ít phiền toái. Thứ nhất, nhiều người dân có thể dừng xe lại để đọc, gây tắc nghẽn giao thông, thậm chí gây tai nạn. Thứ hai, do “chen chúc” trong diện tích nhỏ, chú thích chỉ từ 20-25 chữ nên thông tin quá cô đọng, chưa thật sự đầy đủ. Nhà sử học Lê Văn Lan gợi ý, để trọn vẹn hơn, nên tách riêng biển tên đường và biển chú thích. Cách làm này sẽ giúp người dân tham gia giao thông tập trung nhìn biển tên đường còn biển chú thích dành riêng cho khách bộ hành, giúp họ có thể thoải mái đọc chú thích được cung cấp chi tiết, không phải “thòm thèm” với nội dung còn ít ỏi như hiện nay.
Việc còn tồn tại nhiều vấn đề cũng là một lẽ thường bởi dự án vẫn ở trong giai đoạn thử nghiệm hơn nữa chỉ được tiến hành bởi một công ty, lại vấp phải nhiều quy định về quảng cáo nên kinh phí không dồi dào. Tuy nhiên, trước sự ủng hộ của người dân, không chỉ ở Hà Nội mà cả các tỉnh thành khác, có thể thấy dự án có ý nghĩa tích cực đối với xã hội. Điều này cho thấy nếu có những phương án hợp lý, người dân, kể cả giới trẻ, vẫn không hề quay lưng với sử Việt. Do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu, điều chỉnh để dự án thêm phần hoàn chỉnh, có thể nhân rộng tại các địa phương khác nhằm giúp cho người dân hình thành thói quen học tập lịch sử.

Tác giả: Trần Khánh An

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất