05:49 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 225


Hôm nayHôm nay : 19411

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2851501

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 34187922

Trang nhất » Tin Tức » Truyền thống & Phát triển

Quang cao giua trang
top

Người dân không phải gánh bể bơi, sân tennis trong giá điện

Tác giả: An An (tổng hợp) - Thứ năm - 10/09/2015 15:34
EVN không được tính chi phí xây sân tennis, bể bơi vào giá điện

EVN không được tính chi phí xây sân tennis, bể bơi vào giá điện

Bộ Công Thương cho biết, chi phí xây dựng các công trình phúc lợi như bể bơi, sân tennis… sẽ được trích từ quỹ phúc lợi.
Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Thanh tra Chính phủ về chỉ đạo EVN thực hiện phương án xử lý khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý, vận hành tại các dự án nguồn điện của EVN.

Theo đó, báo cáo cho biết về việc phối hợp với Bộ Tài chính trong việc rà soát khoản chi phí xây dựng khu nhà ở, nhà quản lý vận hành của ngành điện tại 6 dự án nguồn điện, Bộ Công Thương cho biết phương án xử lý cụ thể như sau:

Chi phí khấu hao của nhà khách chuyên gia, nhà quản lý vận hành và sửa chữa điện, nhà ở trực tiếp cho người lao động tại các nhà máy điện được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh điện. Trường hợp nhà ở trực tiếp cho người lao động có thu tiền thuê thì số tiền thu được hạch toán giảm chi phí sản xuất điện.

Chi phí khấu hao của nhà đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng và công trình nhà ở khác mà EVN cho các hộ gia đình cán bộ công nhân viên làm việc tại nhà máy điện thuê sử dụng thì không được đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN. Tập đoàn phải xác định đơn giá cho thuê nhà đúng quy định, theo nguyên tắc đảm bảo đủ bù đắp chi phí khấu hao để thu hồi vốn đầu tư và các chi phí dịch vụ quản lý, bảo dưỡng các công trình này và EVN phải hạch toán riêng hoạt động kinh doanh nêu trên.

Chi phí đầu tư của các công trình phục vụ cho mục đích phúc lợi như: nhà trẻ, bể bơi, sân tennis, EVN và các đơn vị thành viên sử dụng quỹ phúc lợi hoặc các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng (trường hợp đã sử dụng nguồn vốn khác để đầu tư thì hạch toán điều chỉnh nguồn).

 “EVN và các đơn vị thành viên quản lý, sử dụng các công trình phúc lợi theo đúng chế độ quy định và không được tính khấu hao tài sản các công tình này vào chi phí sản xuất kinh doanh của đơn vị” - Bộ Công Thương cho biết.

Nếu theo báo cáo này, người tiêu dùng vẫn chưa thể chắc chắn 100% sẽ không còn phải gánh chi phí xây biệt thự, siêu xe trong giá điện. Bởi lâu nay, câu chuyện minh bạch hóa mọi chi phí trong ngành điện là đòi hỏi xa xỉ, gần như không thể thực hiện được.

Trước đó, vào năm 2013, Thanh tra Chính phủ phát hiện 6 dự án nguồn điện gồm nhiệt điện Ô Môn 1, nhiệt điện Phú Mỹ 1 và 4, nhiệt điện Nghi Sơn 1, nhiệt điện Hải Phòng 1, nhiệt điện Quảng Ninh 1 đều có hạng mục khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa. Khu nhà quản lý vận hành và sửa chữa này trên thực tế được xây dựng nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự đơn lập, nhà song lập, nhà liền kề, chung cư cao tầng, có cơ sở hạ tầng đi kèm như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis… với tổng giá trị đầu tư trên 595 tỉ đồng.

Xin tăng giá bù lỗ

Tại diễn biến liên quan, mới đây, đại diện của 3 Tập đoàn TKV, PVN và TKV cũng đã kêu lỗ hàng ngàn tỉ vì chênh lệch tỉ giá.

TKV thì than thở về chuyện chênh lệch tỷ giá đã khiến lĩnh vực điện của TKV phát sinh khoản lỗ khoảng 1.200 tỷ đồng.

Để bù lỗ tập đoàn này kiến nghị Bộ Công Thương cho phân bổ vào giá điện.

Cũng không chịu kém cạnh, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam còn cho biết có khả năng sẽ lỗ gấp 10 lần con số mà TKV đưa ra, tức là khoảng 12.000 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá. Từ đó, EVN kiến nghị xin tăng giá điện để bù khoản thua lỗ này.

Trả lời báo chí, ông Trương Văn Phước – Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia khẳng định, cách tính lỗ là phiến diện.Theo ông Phước, các doanh nghiệp tính toán bài toán lỗ này là phiến diện vì đã bỏ qua chênh lệch lãi suất giữa hai đồng tiền đó là: Tiền vay ngoại tệ với lãi suất rất thấp và tiền vay đồng Việt Nam với lãi suất cao. Chính chênh lệch giữa lãi suất và tỉ giá đang khiến doanh nghiệp nghiễm nhiên hưởng lợi là 10% chứ không thiệt hại hay thua lỗ.

Mặt khác, ông Phước cũng cho rằng, bao lâu nay, các doanh nghiệp đã hưởng lợi rất nhiều từ chênh lệch này bởi đã tiết giảm chi phí và đưa vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc than lỗ đang dấy lên lo ngại: Các doanh nghiệp lợi dụng việc tăng tỉ giá để đổ lỗi cho việc không có kế hoạch dài hạn trong kinh doanh và viện cớ đó để tăng giá điện.

Tác giả: An An (tổng hợp)

Nguồn tin: baodatviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất