17:30 ICT Thứ ba, 16/04/2024

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 558

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 557


Hôm nayHôm nay : 81514

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1700957

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 36210269

Trang nhất » Tin Tức » Văn uyển » Cảm thụ người Xưa

Quang cao giua trang
top

Con rắn trong bài thơ kỳ lạ của Lê Quý Đôn

Tác giả: - Thứ năm - 27/11/2014 09:50
*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

*Ảnh minh hoạ (nguồn internet)

Trong văn học sử của ta, Lê Quý Đôn (1726-1784) đã sáng tác một bài thơ thất ngôn bát cú có liên quan đến loài rắn trong một trường hợp khá ly kỳ như sau:

 
Thuở nhỏ, cậu bé Lê Danh Phương (tên đầu tiên của Lê Quý Đôn) rất cứng đầu  và biếng học. Cha Phương quở trách, buộc cậu làm một bài thơ trong đó phải có điều gì liên quan đến sự cứng đầu, cứng cổ để tạ tội.
 
Phương vâng lời và đọc ngay một bài có tên là “rắn đầu” nghĩa bóng là cứng đầu như sau:
“Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học, chẳng ai tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng nói dối,
Lằn lưng cam chịu vết roi tra.
Từ nay Trâu Lỗ chăm nghề học.
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia”.
 
Đặc điểm của bài thơ này là, đọc câu nào trong bài chúng ta cũng gặp tên một loài rắn. Chẳng hạn như rắn, rồi rắn liu điu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn lằn, rắn hổ mang...Nội dung bài thơ lại toát lên sự nhận lỗi và hứa sẽ chăm học hơn « kéo hổ mang danh tiếng thế gia ».
 
Thật không làm hổ danh thần đồng đất Việt một thời.
 
Tổng số điểm của bài viết là: 71 trong 18 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển (TaDRI) là một tổ chức khoa học công nghệ phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập theo quyết định số 1364/QĐ - LHH của Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam ngày 11/10/2006 và giấy phép hoạt động khoa học công nghệ số A-571 do Bộ Khoa học...

Đọc nhiều nhất